Tin mới
Tháng 9 này kế toán, nhân sự cần chú ý những công việc gì? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây...
Kết thúc những ngày tháng tươi đẹp của một thời sinh viên các bạn sẽ phải đối mặt với những thử thách vô cùng khó khăn...
Bất cứ ai trong đời cũng phải đi xin việc ít thì cũng một lần và đa số là đi xin việc nhiều lần. Đặc biệt đối với các...
Quy trình kế toán công nợ phải trả liên quan chặt chẽ đến quy trình kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp bao gồm quy trình...
Thuế tài nguyên là thuế gián thu phải nộp cho Nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Cách hạch toán thuế tài...
Chủ đề tìm nhiều
Tất tần tật những điều cần biết về Chi phí cơ hội và chi phí chìm
Trong DN có rất nhiều loại chi phí khác nhau. Là một nhà quản trị kinh tế giỏi bạn cần nắm rất rõ và phân biệt rõ ràng được các loại chi phí với nhau. Hôm nay Kế toán Đức Minh sẽ vạch trần toàn bộ những gì về chi phí cơ hội và chi phí chìm trong DN.
I. Chi phí cơ hội
1. Chi phí cơ hội trong kinh tế học
Chi phí cơ hội có lẽ là một khái niệm khá trìu tượng. Liệu nó có giống như các loại chi phí khác mà bạn vẫn biết hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Chi phí cơ hội theo như kinh tế học được hiểu là sự lựa chọn tốt nhất bị bỏ lỡ. Một quyết định luôn có rất nhiều lựa chọn. Nên hay không nên? Phương án A hay B? Cách thứ nhất hay cách thứ hai? Khi bạn lựa chọn có nghĩa là chấp nhận sự đánh đổi. Và cũng có thể sựa lựa chọn tốt hơn có thể bị bỏ lỡ. Điều đó có nghĩa là chi phí cơ hội luôn được tồn tại.
Ví dụ đơn thuần như đi học một lớp học kế toán thực hành thì chi phí cơ hội của bạn là một buổi đi chơi dã ngoại hay một khoá học nấu ăn nào đó vẫn khung thời gian và kinh phí mà bạn đã bỏ ra. Khi đi học kế toán thực tế, bạn đã mất cơ hội đi chơi, đi du lịch hay nghỉ ngơi.
Hay cũng có thể nếu bạn yêu một cô nàng kế toán, thì chi phí cơ hội là một cô nàng giáo viên hay một cô nàng ngân hàng nào đó.
Với một người đánh giá chi phí cơ hội không nhất thiết là trên phương diện tiền bạc mà có thể trên một phương diện khác được coi là quan trọng hơn với người đánh giá.
Ví dụ như thời gian cuối tuần bạn đi chơi, mua sắm, nhậu nhẹt thì chi phí cơ hội với người đó có thể là thời gian dành cho gia đình, bạn bè, con cái vì với người đó gia đình quan trọng hơn, họ thích không khí gia đình hơn.
2. Chi phí cơ hội trong hoạt động kinh doanh của DN.
Với nhiều người chi phí cơ hội có thể là khái niệm khá xa lạ. Nhưng bạn là dân kế toán bạn cần phải nắm chắc điều này.
Đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh sản xuất nào, các khoản mục chi phí phát sinh đều được kế toán thực tế phản ánh chi tiết cụ thể và được theo dõi trên các sổ sách kế toán rõ ràng. Tuy nhiên có một loại chi phí mà lại không được phản ánh, phân bổ hay theo dõi trên sổ sách chứng từ kế toán nào cả. Nhưng nó lại giữ vai trò khá quan trọng và được xem xét rất kỹ lưỡng mỗi khi nhà quản trị kinh doanh đưa ra quyết định lựa chọn phương án đầu tư hay kinh doanh. Loại chi phí đó mang tên “Chi phí cơ hội” – Opportunity costs.
Định nghĩa chi phí cơ hội là lợi ích hay lợi nhuận tiềm tàng, bị mất đi khi bạn chọn phương án thay thay vì bạn lựa chọn phương án khác. Đó là cái sẽ mất đi khi bạn lựa chọn.
Ví dụ như trong hoạt động kinh doanh, bạn có vốn 500 triệu đồng, bạn đem đầu tư vào TSCĐ thì chính bạn đã bỏ lỡ cơ hội để đầu tư vào thị trường chứng khoán, cổ phiếu hay hưởng lãi tiền gửi ngân hàng. Việc bạn bỏ lỡ chi phí cơ hội ở đây không chỉ về tài chính mà còn về nhiều giá trị khác như thời gian, lợi nhuận, mục đích…
Chấp nhận chi phí cơ hội là bạn chấp nhận sự lựa chọn của mình. Chi phí cơ hội đã trở thành khái niệm hữu trong trong lý thuyết lựa chọn. Nó giúp bạn cân đo đong đếm và đưa ra quyết định sáng suốt nhất. Chi phí cơ hội là chìa khoá của thành công.
3. Chi phí cơ hội trong đời sống.
Chi phí cơ hội trong đời sống luôn luôn tồn tại. Bởi bạn luôn có các sự lựa chọn khác nhau.
Nếu như bạn chọn một buổi tối cuối tuần đi xem phim thì chi phí cơ hội có thể là một buổi gặp gỡ bạn bè vui vẻ.
Nếu bạn là một cô nàng kế toán và bạn lựa chọn yêu một anh chàng trai IT thì chi phí cơ hội của bạn có thể là một anh chàng ngân hàng lịch lãm hay một chàng trai xây dựng đậm chất nam tính hay cũng có thể là một chàng trai kinh doanh năng động. Đơn giản bạn lựa chọn chàng trai IT bởi bạn nghĩ rằng cặp đôi trai IT, gái kế toán sẽ là điều tuyệt vời nhất.
Nếu như bạn là người yêu cây cối, bạn lựa chọn trông cây hoa thì chi phí cơ hội của bạn có thể là các loại rau xanh tươi ngon.
Bạn lựa chọn ăn chocolate. Chi phí cơ hội của bạn có thể là một cây kẹo mút nhiều màu sắc, bắt mắt và ngon miệng.
Chi phí cơ hội là điều bạn sẽ luôn mất khi bạn đưa ra một lựa chọn trong mọi lĩnh vực đời sống.
II. Chi phí chìm
1. Chi phí chìm trong kinh tế học.
Chi phí chìm- cái tên cũng đã nói lên bản chất của sự việc.
Theo như tài chính học, chi phí chìm- sunk cost- được hiểu là khoản đầu tư về thời gian và tiền bạc mà không thể lấy lại được do quyết định sai lầm trong quá khứ trước đó.
Chi phí chìm cũng là một loại chi phí mà không được đưa vào trong những tính toán của dự án. Dù đây là loại chi phí thuộc quá khứ nhưng đôi lúc con người vẫn bị ảnh hưởng của chi phí chìm đến quyết định trong tương lai.
Các bạn cùng đọc ví dụ sau để cùng hiểu về chi phí chìm nhé!
Bạn bỏ 300 ngàn đồng để đặt mua cặp vé xem phim bom tấn mà bạn rất yêu thích. Một tiếng trước khi phim trình chiếu, cấp trên của bạn gọi điện và nói rằng các đối tác ngoại giao với công đi đang đi ăn liên hoan và sếp muốn mời bạn đến tham gia đi ăn, liên hoan cùng. Vì đây sẽ là cơ hội hiếm có để bạn giao lưu, làm quen với các đối tác làm ăn lớn và tạo dựng mối quan hệ tốt trong công việc.
“Đó quả là điều thật tuyệt vời” bạn đã nghĩ như vậy bởi nó có lợi cho bạn sau này. Nhưng thật là ngớ ngẩn, bạn đã từ từ chối tham gia liên hoan, nhậu nhẹt vì bạn không thích lãng phí số tiền mình đã bỏ ra mua vé xem phim và bạn không thích bia rượu.
Trong ví dụ trên, 300 ngàn đồng đã tiêu tốn và mất đi dù bạn có đi xem phim hay không. Tuy nhiên bạn đã để chi phí chìm tác động đến quyết định hiện tại là không tham gia liên hoan cùng các đối tác mà rõ ràng đấy là cơ hội có tiền năng sinh lợi cao hơn rất nhiều.
Sở dĩ có những người đưa ra quyết định không đúng đắn, sai lầm vì đôi lúc họ không nhận ra rằng sự thật là chi phí chìm sẽ không thể bù đắp hay quay lại được. Nhưng vì lý do bản thân họ không muốn chấp nhận hay gánh chịu một khoản tổn thất khi họ thực hiện phương án thay thế đó. Vì sao lại như vậy?
Bởi vì việc thực hiện phương án thay thế sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định ban đầu. Đây là lý do vì sao các nhà điều hành, quản trị ủng hộ cho những chiến lược, kế hoạch marketing đã thất bại trước đó của công ty bạn lại vẫn tiếp tục bảo vệ quan điểm đó khi mà nhu cầu thay đổi phải thật rõ ràng đối với những người khác. Và lời giải thích mà các nhà quản trị đưa ra là chúng ta cần dành nhiều thời gian hơn cho chiến lược, kế hoạch này.
Chính nhược điểm của chi phí chìm cũng giải thích cho lý do tại sao các nhà quản trị, điều hành tỏ ra chậm chạp, từ tốn khi đối mặt với quyết định sai lầm hay quyết định tuyển dụng tệ hại của mình đưa ra. Họ là người đã tuyển dụng và đầu tư để đào tạo một người. Nhưng vấn đề là rõ ràng anh ta không làm được việc dù đã được đào tạo, huấn luyện rất cụ thể như thế nào đi chăng nữa. Nếu như thay vì giải quyết triệt để vấn đề cho quyết định tuyển dụng sai lầm này thì các nhà quản trị lại thường đưa ra quyết định khác có vẻ tệ hại hơn. Đó là đầu tư thêm nhiều thời gian cho việc đào tạo, huấn luyện với hy vọng sẽ làm thay đổi hoàn toàn so với trước.
Chúng ta thấy rằng chi phí chìm tuy không ghi chép, hạch toán vào sổ sách, chứng từ kế toán nhưng lại vẫn có ảnh hưởng vô cùng đến việc ra quyết định của các nhà quản trị, điều hành.
2. Chi phí chìm trong hoạt động kinh doanh của DN.
Khái niệm chi phí chìm là gì? Thế nào là chi phí chìm trong hoạt động kinh doanh?
Chi phí chìm được hiểu là những chi phí đã phát sinh do những quyết định sai lầm trong quá khứ. Và DN luôn phải chịu chi phí này dù lựa chọn bất kỳ phương án nào. Vì vậy khi lựa chọn các phương án khác nhau thì chi phí này khong được đưa ra xem xét, nó không thích hợp cho việc đưa ra những quyết định.
Một ví dụ cụ thể như sau:
Dự kiến xây dựng một trạm thuỷ điện với mức tổng chi phí là 250 tỷ đồng, trong đó 50 tỷ đồng đã được chi. Nhưng chúng ta lại tìm được một phương án xây dựng trạm nhiệt điện có cùng công suất, nhưng mức chi phí chỉ là 210 tỷ đồng. Vậy chúng ta phải lựa chọn phương án xây dựng nào nếu giả sử đưa ra rằng mức chi phí trong tương lại là như nhau. Như vậy trong trường hợp này mức chi phí 50 tỷ đồng là chi phí chìm, do đó không được đưa vào để xem xét khi quyết định xây dựng trạm nhiệt điện hay tiếp tục xây dựng thuỷ điện. Như vậy nếu bạn chọn xây dựng trạm nhiệt điện thì bạn sẽ chi ra 210 tỷ đồng. Còn phương án xây dựng tiếp tục thuỷ điện thì bạn phải chi tiếp 200 tỷ. Vì vậy phương án xây dựng tiếp thuỷ điện sẽ được lựa chọn vì tổng chi phí là 250 tỷ đồng nhỏ hơn tổng chi phí 210 nếu xây dựng trạm nhiệt điện. Cả 2 phương án đều chịu 50 tỷ đồng đã được chi trước đó.
Mọi phương án lựa chọn đều có chi phí chìm. Doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí này dù lựa chọn bất cứ phương án nào đi nữa. Vì vậy không phải xem xét đến chi phí chìm khi so sánh các phương án để lựa chọn.
Bạn có thể đọc một vài ví dụ sau trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN để hiểu rõ hơn về chi phí chìm nhé!
Công ty bạn làm về lĩnh vực thiết kế đã chế tạo, thiết kế sản phẩm riêng thoe yêu cầu cho KH A với tổng mức chi phí lên tới 300 triệu đồng. Nhưng đến thời điểm giao hàng hoá thì KH A bị phá sản, chạy trốn. Công ty bạn có 2 sựa lựa chọn:
+ Thanh lý số tài sản đã chế tạo, thiết kế riêng cho KH A
+ Chấp nhận sửa đổi, thiết kế lại số sản phẩm theo đề nghị mới của KH B khác.
Dù công ty bạn lựa chọn phương án nào thì 300 triệu đồng đã tiêu tốn và công ty bạn không thể lấy lại được nữa. Trong trường hợp này 300 triệu này được coi là chi phí chìm.
Ở một ví dụ khác dễ hiểu hơn. Trong DN luôn có chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí khấu hao TSCĐ của một máy móc thiết bị nào đó chính là chi phí chìm. Vì chi phí này luôn tồn tại trong mọi phương án có liên quan tới việc sử dụng máy móc, thiết bị đó hay sử dụng thay thế thiết bị khác.
Chi phí chìm luôn tồn tại ở mọi phương án kinh doanh trong DN. Dù bạn lựa chọn hay quyết định như thế nào trong tương lai.
3.Chi phí chìm trong đời sống.
Ví dụ đơn giản như nếu bạn dành thời gian ra cả buổi sáng chuẩn bị, trang điểm, diện quần áo xinh tươi để tối đi chơi. Nhưng đến chiều, cô giáo bạn thông báo tối học bù, bổ sung kiến thức trước khi thi. Bạn lưỡng lự giữa đi học hay đi chơi. Ở ví dụ này, chi phí chìm là thời gian bạn chuẩn bị buổi sáng. Dù quyết định buổi tối bạn đi học hay đi chơi thì thời gian đó cũng không lấy lại được.
Như vậy đấy, chi phí chìm luôn tồn tại và đôi khi có ảnh hưởng đến bạn trong tương lai khi đưa ra những lựa chọn, quyết định khác nhau. Vậy cách nào có thể vô hiệu hoá chi phí chìm?
III. Cách vô hiệu hoá chi phí chìm hiệu quả.
1. Hoạch định lỹ lưỡng mọi vấn đề chi phí trước khi chi.
Bạn cần xem xét, cân nhắc và vạch sẵn kế hoạch chi phí và các vấn đề phát sinh có thể xảy ra trước khi ra quyết định chi tiêu hay lựa chọn một phương án nào đó.
2. Dùng biểu mẫu đánh giá chi phí chìm thường xuyên.
Việc dùng những biểu mẫu để đánh giá chi phí chìm giúp bạn có thể nhận diện được các chi phí chìm và đưa ra hướng xử lý, giải quyết vấn đề, tránh việc chi phí chìm làm ảnh hưởng đến quyết định của bạn.
3. Khích lệ việc tự đánh giá và giám sát bản thân.
Việc tự đánh giá bản thân giúp bạn nâng cao ý thức, giám sát bản thân để có thể nhận diện và ngăn chặn chi phí chìm xảy ra. Khích kệ điều này khiến cho bản thân bạn trở lên có kỷ luật hơn và có cách xử lý hiệu quả hơn trong mọi tình huống.
4. Giúp mọi người nhận thấy tác động của chi phí chìm.
Dường như mọi người đều bỏ qua ảnh hưởng của chi phí chìm đối với quyết định hiện tại cuả họ. Và việc giúp mọi người nhận thức ra rằng chi phí chìm đang và đã làm ảnh hưởng như thế nào đến việc đưa ra quyết định của họ ở hiện tại hoặc tương lai. Điều này khiến họ chủ động hơn, vững lập trường hơn khi lựa chọn.
Bài viết trên vạch trần toàn bộ mọi vấn đề về chi phí chìm và chi phí cơ hội trong kinh tế học, trong hoạt động kinh doanh của DN hay trong đời sống. Đây là hai loại chi phí không thể hạch toán được nhưng ảnh hưởng đến việc lựa chọn hay ra quyết định của bạn. Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn và biết được cách vô hiệu hoá các loại chi phí này hiệu quả
Trong DN có rất nhiều loại chi phí. Bạn đọc có thể tham khảo một số chi phí khác
>>> Chi phí trả trước dài hạn.
>>> Chi phí tiếp khách trong DN
>>> Chi phí mua bánh trung thu tặng KH, nhân viên.
Kế toán Đức Minh - nguồn tri thức dồi dào.
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Chi phí mua bánh trung thu tặng nhân viên và KH tính sao? (13/09)
- KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ CÁC CÁCH TĂNG CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP (13/09)
- 1000 từ tiếng anh kế toán chủ đề chi phí và TK khác trong BCĐKT (12/09)
- 1000 từ vựng tiếng anh kế toán- chủ đề VSCH và doanh thu- BCĐKT. (10/09)
- Bài tập định khoản kế toán tiền mặt và các khoản phải thu (31/08)
- Công việc của Kế toán xây dựng cơ bản dở dang - Công ty Xây dựng xây lắp (31/08)
- Những điều cần biết về hồ sơ và quy trình hưởng chế độ thai sản 2016 (30/08)
- Phân biệt mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng. (29/08)
- Khái niệm, cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo thông tư 200 (26/08)
- Khấu hao Tài sản cố định trong doanh nghiệp (25/08)