Tin mới

Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài 2024 thế nào?
Doanh nghiệp Việt Nam có quyền tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc nhưng phải thực hiện thủ tục đăng ký nhu cầu...
Không đăng ký chương trình khuyến mại có bị phạt không?
Thương nhân tổ chức hoạt động khuyến mại mà không đăng ký chương trình khuyến mại thì có bị xử phạt hay không? Mức xử...
Hoạt động khuyến mại nào phải đăng ký? Thủ tục như thế nào?
Những hoạt động khuyến mại phải đăng ký bao gồm gì? Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký hoạt động khuyến mại? Hồ sơ đăng...
Thuế tiêu thụ đặc biệt có áp dụng với cây thuốc lá hay không? Kế toán Đức Minh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ...
Tài liệu kế toán là hóa đơn được lưu trữ trong thời hạn bao lâu? Kế toán Đức Minh.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc duy trì hồ sơ kế toán là một phần không thể thiếu đối với mọi tổ chức và...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Dạy kế toán hành chính sự nghiệp

Kế toán công lập năm 2021 có gì thay đổi? – Kế toán Đức Minh

12/05/2021 10:58

Kế toán trường công lập khác gì với kế toán các Doanh nghiệp. Sau đây Kế toán ĐỨc Minh sẽ bổ sung kiến thức về kế toán công năm 2021, có thay đổi gì nhé.

Kế toán công lập năm 2021 có gì thay đổi? – Kế toán Đức Minh

Theo nghị định số 218/2013/NĐ-CP: Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động được áp dụng với: Thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động xã hội hóa tại lĩnh vực giáo dục – đào tạo dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường (được gọi là lĩnh vực xã hội hóa).

  • Đối với các dịch vụ dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật. Bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học, dạy múa hát, hội họa, kiến thức chuyên môn thì được miễn phí thuế GTGT.
  • Phân loại hạch toán kế toán trong ngành giáo dục
  • Đối với các trường học, cơ sở giáo dục phổ thông như mầm non, tiểu học, trung học, phổ thông trung học thì sẽ được phân theo khối. Tùy quy định của từng trường, nhân viên kế toán sẽ hạch toán doanh thu, chi phí theo từng khối.
  • Đối với các trung tâm đào tạo khác thì có thể phân loại dựa trên lớp đào tạo, khóa học…để thuận tiện cho việc hạch toán.

1. Khái niệm:

Kế toán trường học là việc áp dụng các chế độ kế toán hiện hành vào việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến các hoạt động thu – chi ngân sách, nhận rút dự toán.

2. Nhiệm vụ chung của kế toán trường học:

– Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

– Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp thanh toán nợ. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản. Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán

– Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của trường học

– Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

– Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật

– Bảo quản, lưu trữ hồ sơ, chứng từ sổ sách liên quan đến công tác tài chính theo quy định của pháp luật

– Tham gia các hội đồng: thi đua khen thưởng, xét học bổng,…và các hoạt động tổ chức đoàn thể trong nhà trường

– Thực hiện các nhiệm vụ khác được nhà trường giao.

3. Cách hạch toán kế toán trong ngành giáo dục

kế toán công lập

Theo thông tư 133/2018 TT – BTC thì việc hạch toán kế toán tại các trường học được thực hiện cụ thể như sau:

CUỐI THÁNG

GỒM

HẠCH TOÁN

Kế toán chi phí nhân công:

Lương của giảng viên, giáo viên, cán bộ nhân viên, tính toán BHYT, BHXH…

Nợ TK 154

         Có TK 334

 

Chi phí chung:

Chi phí trang phục, đồng phục.

Nợ TK 154

          Có TK 111

Chi phí phân bổ dụng cụ:

Máy móc, thiết bị có giá trị nhỏ hơn 30 triệu đồng

Nợ TK 154

          Có TK 242

Chi phí khấu hao tài sản cố định:

Máy móc có giá trị lớn hơn 30 triệu đồng.

Nợ TK 154

          Có TK 214

Chi phí mua ngoài

Chi phí điện, nước, điện thoại, vệ sinh… thuộc các khoa, phòng, ban, bộ phận khác nhau, ghi:

Nợ TK 154 – CPSXKD

Nợ TK 133 (nếu có)          Có TK 111, 112, 331…

Kế toán các loại chi phí khác

Chi phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhân viên, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tài sản, chi phí thuê địa điểm, trụ sở làm việc, chi phí các dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền, ghi:

Nợ TK 154 – CPSXKD

        Có TK 111, 112, 331…

 

Chi phí thuê trụ sở, văn phòng:

Phục vụ việc cung cấp dịch vụ cho nhiều kỳ, nhân viên kế toán phải phân bổ dần dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

Nợ các TK 142, 242

        Có TK 111, 112

 

Khi phân bổ, ghi:

 

Cuối tháng

Nợ TK 154 – CPSXKD

       Có TK 142, 242

Kết chuyển dịch vụ:

Cuối tháng

Nợ TK 632

    Có TK 154

 

Để làm tốt trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhân viên kế toán trường học cần phải nắm rõ chi tiết các phần ngành sau:

Kế toán tiền và vật tư

  • Phản ánh lại khối tài sản chung của nhà trường, thực hiện việc ghi chép các khoản thu – chi ngân sách đã giao. Liên tục kiểm tra, quản lý tăng giảm của vật tư, xử lý các khoản kinh phí đã được nhận theo kỳ.

Kế toán tài sản cố định

  • Tài sản cố định có thời gian sử dụng, thu hồi, luân chuyển trên một năm hoặc trên một chu kỳ nhất định, cần phải theo dõi sự khấu hao, nhượng bán, hoạt động, nâng cấp tài sản cố định, nguyên vật liệu, dụng cụ…phục vụ trong công tác giảng dạy.

Kế toán các khoản thu

  • Nhân viên kế toán phải ghi lại đầy đủ, rõ ràng và chính xác những khoản hạch toán thu như học phí của học sinh, các khoản để xây dựng.

Kế toán các khoản chi

  • Đảm bảo tính chính xác, kịp thời của thông tin là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của kế toán. Đặc biệt là những khoản chi như hoạt động bảo trì bảo dưỡng thiết bị phòng học, hoạt động tặng quà cho học sinh, sự kiện trường tổ chức đều phải được ghi vào sổ.

Kế toán các khoản tiền lương và bảo hiểm

  • Tính toán các khoản tiền lương cho giáo viên và cán bộ nhân viên… trong trường. Cung cấp BHYT, BHXH… các dịch vụ bảo hiểm đề cử và có thu thì cũng phải thực hiện ghi chép.

Kế toán các nguồn kinh phí

  • Hạch toán những nguồn kinh phí như kinh phí được cấp, tiền được hội phụ huynh học sinh quyên góp. Các nguồn kinh phí hoạt động, kinh phí dự án… đều phải được nhân viên kế toán ghi chép đúng nội dung và theo đúng quy định của pháp luật.

ü Thực hiện kết chuyển các nghiệp vụ, lập sổ sách và báo cáo tài chính

ü Cuối kỳ, nhân viên kế toán có nhiệm vụ cộng các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào đó để lập bảng tổng hợp theo từng khoản để đối chiếu với sổ cái. Các thông số này sẽ được dùng để lập báo cáo tài chính.

  • Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế – tài chính phát sinh theo đúng thời gian và đúng quy định. Mỗi bút toán đều phải chuẩn xác, hợp pháp để đưa ra một bản báo cáo tài chính hoàn thiện và phản ánh đầy đủ nhất tình hình của đơn vị.

Hạch toán kế toán trường mầm non

Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp (HCSN) mới theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC (Thông tư 107) do Bộ Tài chính ban hành ngày 10/10/2017 đã có nhiều thay đổi so với chế độ kế toán theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 và Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính.

a. Về Tài khoản sử dụng:

- Tài khoản 531 – Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Sử dụng tài khoản này để hạch toán các khoản thu học phí và các khoản thu từ cấp bù miễn, giảm học phí theo quy định.

- Tài khoản 154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang: Sử dụng tài khoản này để hạch toán các khoản chi trực tiếp của hoạt động đào tạo từ nguồn thu học phí.

- Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán: Sử dụng tài khoản này để tập hợp giá vốn của hoạt động đào tạo hoàn thành trong kỳ.

- Tài khoản TK 642 – Chi phí quản lý của hoạt động sản xuất kinh doanh: Sử dụng tài khoản này để tập hợp các khoản chi phí quản lý chung liên quan đến hoạt động đào tạo từ nguồn thu học phí phát sinh trong kỳ (chi cho cán bộ quản lý, nhân viên hành chính…).

- Tài khoản 652 – Chi phí chưa xác định đối tượng chịu chi phí: Sử dụng tài khoản này để hạch toán các khoản chi phí liên quan đến nhiều hoạt động mà khi phát sinh chi phí chưa thể xác định cụ thể đối tượng chịu chi phí.

- Tài khoản 008 – Dự toán chi hoạt động: Sử dụng tài khoản này để hạch toán dự toán được giao và rút dự toán thu cấp bù miễn, giảm học phí theo quy định.

b. Về Nguyên tắc hạch toán:

- Học phí là khoản thu dịch vụ đào tạo của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập. Do đó, các khoản thu học phí được phản ánh vào thu hoạt động dịch vụ của đơn vị. Đơn vị phải mở sổ chi tiết để theo dõi số thu và việc sử dụng các khoản thu từ nguồn học phí theo quy định. Số tiền học phí thu được, đơn vị thực hiện trích lập tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định hiện hành. Cụ thể, theo Thông tư số 68/2018/TT-BTC ngày 06/08/2018 của Bộ Tài chính, đơn vị sử dụng tối thiểu 40% số thu học phí để thực hiện cải cách tiền lương, được tính trên toàn bộ số thu học phí (bao gồm cả phần kinh phí được ngân sách nhà nước cấp bù học phí theo quy định).

- Khi rút dự toán cấp bù miễn, giảm học phí, đơn vị hạch toán vào doanh thu hoạt động đào tạo (TK 531), đồng thời hạch toán sử dụng dự toán trên tài khoản 008 – Dự toán chi hoạt động.

- Các khoản chi phí trực tiếp của hoạt động đào tạo từ nguồn thu học phí (bao gồm nguồn thu cấp bù miễn, giảm học phí) đơn vị hạch toán vào Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Cuối kỳ, xác định số chi phí tương ứng với dịch vụ hoàn thành trong kỳ để kết chuyển vào Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán.

- Các khoản chi phí quản lý được xác định của hoạt động đào tạo từ nguồn thu học phí (bao gồm nguồn thu cấp bù miễn, giảm học phí) đơn vị hạch toán vào Tài khoản 642 – Chi phí quản lý của hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Các khoản chi phí liên quan đến nhiều hoạt động như hoạt động sự nghiệp, hoạt động đào tạo và các hoạt động khác mà khi phát sinh chi phí không thể xác định cụ thể, rõ ràng cho từng đối tượng sử dụng hạch toán vào Tài khoản 652 – Chi phí chưa xác định được đối tượng chịu chi phí. Khi thực hiện phân bổ chi phí phản ánh ở Tài khoản 652 cho đối tượng chịu chi phí là hoạt động đào tạo, đơn vị hạch toán vào tài khoản 642 - Chi phí quản lý của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc phân loại các khoản mục chi phí được đưa vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đào tạo được thực hiện theo quy định của chế độ tài chính hiện hành.

c. Hướng dẫn cách hạch toán tiền ăn trường mầm non

kế toán công lập- KTĐM

– Khi thu tiền ghi nhận :

Nợ TK 1111,1121

Có TK 531 (chi tiết từng khoản thu)

– Khi thực hiện chi, ghi nhận

Nợ TK 152

Có TK 1111

– Khi xuất để sử dụng, ghi nhận:

Nợ TK 6422

Có TK 152

– Cuối năm thực hiện kết chuyển:

+ Kết chuyển doanh thu:

Nợ TK 531

Có TK 911

+ Kết chuyển chi phí:

Nợ TK 911

Có TK 6422

d. Sơ đồ hạch toán:

* Hạch toán thu học phí:

* Hạch toán thu học phí:

* Cuối năm:

Chúc các bạn hoàn thành tốt công việc!

Các bạn có thể tham khảo bài viết

==> https://ketoanducminh.edu.vn/tin-tuc/77/2714/Mau-bieu-ve-ke--toan-tinh-dinh-luong-thuc-pham-trong-truong-mam-non.html

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN