Tin mới

Hướng dẫn tính thuế TNCN với hợp đồng thời vụ, thử việc
Chứng từ khấu trừ thuế TNCN là một loại giấy tờ quan trọng khi cá nhân thực hiện quyết toán thuế. Vậy chứng từ khấu trừ...
Người nợ thuế bị khấu trừ tiền lương, thu nhập như thế nào?
Cùng tìm hiểu người nợ thuế bị khấu trừ tiền lương như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điểm mới của Luật Thuế giá trị gia tăng 2024
Vừa qua, Quốc hội chính thức bấm nút thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT), có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. So với...
Những điều cần biết về thuế GTGT dịch vụ y tế - Kế toán Đức Minh.
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với dịch vụ y tế nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cơ sở y tế và người bệnh....
Người lao động được công ty thưởng cổ phiếu có phải chịu thuế TNCN không?
Khi nhận được cổ phiếu thưởng, người lao động (NLĐ) có phải nộp thuế TNCN không và nếu có thì phải nộp như thế nào?

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Ấn định thuế là gì? Các trường hợp ấn định thuế - Kế toán Đức Minh

16/10/2018 04:17

Khái niệm ấn định thuế có vẻ quen thuộc với các kế toán lâu lăm nhưng sẽ là rất mới vẻ đối với các kế toán mới và kinh nghiệm chưa nhiều. Để hiểu rõ và biết được khái niệm ấn định thuế, các trường hợp hợp ấn định thuế, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau của Kế toán Đức Minh nhé

Ấn định thuế là gì? Các trường hợp ấn định thuế - Kế toán Đức Minh

I. Ấn định thuế là gì?

Không có khái niệm cụ thể về ấn định thuế, mà chỉ có các trường hợp bị ấn định thuế được hướng dẫn trong văn bản quản lý thuế. Nhưng nôm na chúng ta có thể hiểu thế này. Ấn định thuế là việc doanh nghiệp sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo một con số nhất định nào đó mà cơ quan thuế đã đưa ra.

II. Các trường hợp ấn định thuế

Căn cứ pháp luật về quản lý thuế – luật số 78/2006/QH11. Việc ấn định thuế được quy định tại điều 36, 37, 38 và 39 của luật này, theo đó có các trường hợp ấn định thuế sau:

1. Ấn định thuế đối với người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế

2. Ấn định theo hình thức khoán thuế (thuế khoán) đối với:

– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ;

– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế.

3. Ấn định thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu:

– Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai báo căn cứ tính thuế, tính và kê khai số thuế phải nộp; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác các căn cứ tính thuế làm cơ sở cho việc tính thuế;

– Người khai thuế từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn quy định việc cung cấp các tài liệu liên quan cho cơ quan hải quan để xác định chính xác số thuế phải nộp;

– Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;

– Người khai thuế không tự tính được số thuế phải nộp.

Ở đây chúng ta không đề cập đến trường hợp thuế khoán. Bởi đây không phải là trường hợp bị ấn định do sai sót. Cái kế toán chúng ta quan tâm nhiều là việc bị ấn định thuế do sai sót trong quá trình kê khai… Tức là trường hợp 2 và 3.

Căn cứ khoản 1 và 2 điều 25 thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013, hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ về quản lý thuế. (Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật số 78/2006/QH11).

Điều 25. Ấn định thuế đối với trường hợp người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai vi phạm pháp luật thuế

1. Cơ quan thuế có quyền ấn định số tiền thuế phải nộp nếu người nộp thuế vi phạm trong các trường hợp sau:

a) Không đăng ký thuế theo quy định tại Điều 22 của Luật Quản lý thuế;

b) Không nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định;

c) Không bổ sung hồ sơ khai thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế hoặc đã bổ sung hồ sơ khai thuế nhưng không đầy đủ, trung thực, chính xác các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp;

d) Không xuất trình tài liệu kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu liên quan đến việc xác định các yếu tố làm căn cứ tính thuế khi đã hết thời hạn kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế;

đ) Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế, có căn cứ chứng minh người nộp thuế hạch toán kế toán không đúng quy định, số liệu trên sổ kế toán không đầy đủ, không chính xác, trung thực dẫn đến không xác định đúng các yếu tố làm căn cứ tính số thuế phải nộp;

e) Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế;

g) Đã nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan quản lý thuế nhưng không tự tính được số thuế phải nộp.

2. Ấn định thuế theo từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp

Người nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong các trường hợp sau:

a) Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế có căn cứ chứng minh người nộp thuế hạch toán kế toán không đúng quy định, số liệu trên sổ kế toán không đầy đủ, không chính xác, trung thực dẫn đến không xác định đúng các yếu tố làm căn cứ tính số thuế phải nộp trừ trường hợp bị ấn định số thuế phải nộp.

b) Qua kiểm tra hàng hoá mua vào, bán ra thấy người nộp thuế hạch toán giá trị hàng hoá mua vào, bán ra không theo giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường.

Căn cứ khoản 4, điều 25 thông tư 156/2013/TT-BTC

4. Căn cứ ấn định thuế:

Cơ quan thuế ấn định thuế đối với người nộp thuế theo kê khai có vi phạm pháp luật thuế dựa vào một hoặc đồng thời các căn cứ sau:

a) Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế thu thập từ:

– Người nộp thuế khai báo với cơ quan thuế về doanh thu, chi phí, thu nhập, số thuế phải nộp trong các kỳ khai thuế trước.

– Tổ chức, cá nhân có liên quan đến người nộp thuế.

– Các cơ quan quản lý Nhà nước khác.

b) Các thông tin về:

b.1) Người nộp thuế kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, cùng qui mô tại địa phương. Trường hợp tại địa phương không có thông tin về mặt hàng, ngành nghề, qui mô của người nộp thuế thì lấy thông tin của người nộp thuế kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, cùng quy mô tại địa phương khác;

b.2) Số thuế phải nộp bình quân của một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng tại địa phương. Trường hợp tại địa phương không có thông tin về một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng của người nộp thuế thì lấy số thuế phải nộp bình quân của một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng tại địa phương khác.

c) Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực.

=> Như vậy, nếu việc bạn khai sai dẫn đến vi phạm pháp luật về thuế (thiếu số thuế phải nộp, tăng số thuế được hoàn, tăng số thuế được khấu trừ…) thì đều có nguy cơ bị ấn định thuế

- Ngọc Anh-

>>> học kế toán ở đâu đống đa

>>> dạy kế toán ở Hà Đông

>>> học kế toán tại cầu giấy

>>> địa chỉ học kế toán tại hoàng mai

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN