Tin mới

Ký hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận tiền thì nên làm gì?
Trường hợp các bên đã ký kết hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận được tiền xảy ra rất nhiều trên thực tế. Bài viết dưới...
Lợi nhuận trước thuế là gì? Công thức tính lợi nhuận trước thuế
lợi nhuận trước thuế phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ chi...
Cảnh báo hành vi lợi dụng thông tin cá nhân kê khống chi phí lương
Ngày 19/4/2024, Cục Thuế tỉnh Đồng Nai đã ban hành Công văn 2710/CTDON-TTHT cảnh báo hành vi lợi dụng thông tin cá nhân...
Chữ ký số là gì? Hướng dẫn ký hợp đồng bằng chữ ký số
Bước cuối cùng của giao kết hợp đồng điện tử là ký hợp đồng. Tuy nhiên, tùy vào thỏa thuận sử dụng loại chữ ký nào mà...
Có được hoàn trả chi phí khám bệnh khi khám dịch vụ do quên mang thẻ BHYT? Kế toán Đức Minh.
Có được hoàn trả chi phí khám bệnh khi khám dịch vụ do quên mang thẻ BHYT? Để có thể tìm hiểu cụ thể về việc là có được...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Khi viết hóa đơn có nhiều danh mục hàng hóa thì phải viết thế nào cho đúng?

07/07/2017 03:43

Hoạt động bán hàng hóa diễn ra hàng ngày với rất nhiều số lượng hàng hóa cùng hóa đơn xuất ra. Tuy nhiên, có một số trường hợp xảy ra là “có quá nhiều số lượng hàng hóa xuất ra khi cùng một hóa đơn” khiến một số kế toán viên mới băn khoăn không biết viết như thế nào? Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Kế toán Đức Minh.

Khi viết hóa đơn có nhiều danh mục hàng hóa thì phải viết thế nào cho đúng?

Thông thường mỗi một hoá đơn giá trị gia tăng (GTGT) có tối đa 10 dòng, nếu khi xuất hoá đơn từ 10 dòng trở xuống thì bạn được viết vào một tờ hoá đơn theo trình tự sắp xếp hàng hoá, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền như trên hợp đồng quy định. Nhưng nếu như trong một hợp đồng có nhiều hàng hoá, thành phẩm xuất bán ra lớn hơn 10 dòng thì phải viết hóa đơn theo 2 cách sau đây:

Cách 1: Người bán hàng ghi liên tiếp nhiều số hóa đơn

Ghi rõ thông tin người bán, thông tin người mua ở số hóa đơn đầu tiên.

+ Hoá đơn số 1: Hoá đơn có 10 dòng thì ghi thứ tự hàng hoá từ số 1 đến số 9 với các nội dung tên hàng hoá dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền , còn dòng thứ 10 của số hóa đơn này ghi cụm từ “tiếp số sau”

Cách viết hóa đơn có nhiều danh mục hàng hóa - Hóa đơn số 1

Cách viết hóa đơn có nhiều danh mục hàng hóa - Hóa đơn số 1

+ Hoá đơn số 2: dòng đầu tiên ghi cụm từ “tiếp số trước”, sau dòng này đánh số thứ tự tiếp theo là mặt hàng thứ 10, 11, cho đến dòng thứ tự số 18. Đến dòng số 19 của hoá đơn tiếp theo này tiếp tục ghi “ tiếp số sau”

+ Tiếp tục như vậy sang hoá đơn số 3: Dòng đầu tiên ghi cụm từ tiếp số trước”, sau dòng này đánh số thứ tự tiếp theo là mặt hàng thứ 19, 20, cho đến dòng thứ tự số 27. Đến dòng số 28 của hoá đơn tiếp theo này tiếp tục ghi “ tiếp số sau”

Các hóa đơn liệt kê đủ các mặt hàng theo thứ tự liên tục từ hóa đơn này đến hóa đơn khác

Các hóa đơn liệt kê đủ các mặt hàng theo thứ tự liên tục từ hóa đơn này đến hóa đơn khác

Các hóa đơn liệt kê đủ các mặt hàng theo thứ tự liên tục từ hóa đơn này đến hóa đơn khác.

Chữ ký và dấu người bán (nếu có), chữ ký người mua, giá thanh toán, phụ thu, phí thu thêm, chiết khấu thương mại, thuế GTGT được ghi trong hóa đơn cuối cùng và gạch chéo phần còn trống (nếu có).

=> Sử dụng trong trường hợp lượng hàng hoá, dịch vụ phát sinh đến hoá đơn thứ 2 mà người bán không muốn lập hoá đơn hoặc theo yêu cầu của người mua.

Cách 2: Sử dụng bảng liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ kèm hóa đơn

Ngoài cách viết nối liên tiếp hóa đơn như trên người bán hàng có thể sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn.

người bán hàng có thể sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn.

Người bán hàng có thể sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn

- Nội dung ghi trên hóa đơn:

+ Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số…, ngày…, tháng…. năm…”

+ Mục “tên hàng” trên hóa đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng.

- Các tiêu thức ghi theo: Cách viết hoá đơn bán hàng

- Nội dung cần phải thể hiện trên bảng kê thể hiện:

+ Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế

+ Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền.

(Trường hợp người bán hàng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất thuế GTGT”, “tiền thuế GTGT”. Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế GTGT) đúng với số tiền ghi trên hóa đơn GTGT)

Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số… Ngày… tháng…. năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.

Trường hợp bảng kê có hơn một (01) trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.

Số bảng kê phải được lập phù hợp với số liên hóa đơn. Bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết. Nên kẹp bảng kê với hoá đơn liên 3 của hoá đơn.

Bên bán và bên mua quản lý, lưu giữ hoá đơn phục vụ cho việc quyết toán thuế sau này.

=> Sử dụng cho trường hợp danh mục hàng hoá, dịch vụ rất nhiều, kế toán căn vào số dòng có thể lên tới quá 2 tờ hoá đơn thì bạn nên dùng cách này thay vì cách 1 cho gọn.

Tùy theo từng trường hợp mà các kế toán lựa chọn cách 1 hoặc cách 2 cho phù hợp. Và các kế toán nên viết cẩn thận tránh viết lại hóa đơn GTGT gây mất thời gian và công sức.

- Ngọc Anh –

>>> Cách ghi hóa đơn bán hàng- dễ mà khó.

>>> Phân biệt hoá đơn GTGT và hoá đơn bán hàng

>>> Xuất hoá đơn GTGT vào thời điểm nào khi bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ là hợp lý?

>>> Khi thực hiện nghiệp vụ bán hàng cần xuất những loại hóa đơn, chứng từ gì?

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN