Tin mới
Khi lập BCTC riêng, các khoản đầu tư vào Công ty con được ghi nhận theo phương pháp vốn gốc, còn khi hợp nhất, nó được...
Cùng tìm hiểu các trường hợp vay vốn ngân hàng không phải giao dịch liên kết ở bài viết sau. Hiện nay, điểm d khoản 2...
Thời gian gần đây có thông tin về việc hóa đơn xăng dầu phải ghi biển số xe. Vậy theo quy định, hóa đơn xăng dầu có bắt...
Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây về hao mòn vô hình là sự giảm dần thuần tuý về mặt giá trị của tài sản cố định mà...
Chủ đề tìm nhiều
Kế toán Dịch vụ Nhà hàng, khách sạn và Sổ sách rối beng của kế toán? – KTĐM
Công việc của kế toán nhà hàng được ví là ngành như “nuôi con mọn” vậy. Kế toán làm hết tất cả mọi việc từ A-Z. Liệu có bao nhiêu kế toán đủ trình độ, đủ thâm niên để yêu thích và gắn bó với ngành dịch vụ này.

Kế toán Đức Minh sẽ hướng dẫn các bạn kế toán cách quản lý nhà hàng của mình một cách đạt hiệu quả nhất như sau:
Bước 1: Tập hợp đầy đủ các chứng từ hợp pháp, hợp lý và hợp lệ
1. Chứng từ hóa đơn:
Phải tuân thủ 3 nguyên tắc “Hợp pháp, hợp lý và hợp lệ”
HÓA ĐƠN HỢP PHÁP
- Hóa đơn phải được đăng ký với cơ quan thuế và được cơ quan thuế chấp nhận cho phát hành.
- Hóa đơn do cơ sở sản xuất kinh doanh tự in thì phải in theo mẫu quy định và được cơ quan thuế chấp nhận mẫu hóa đơn điện tử đó.
=> Một số rủi ro hóa đơn đầu vào khi lấy: Doanh nghiệp có giao dịch mua bán hàng hóa là có thật, hóa đơn tài chính đầy đủ và không có thanh toán qua ngân hàng nếu trường hợp hóa đơn có trị giá > 20 triệu. Những Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng hóa nhưng hàng hóa này không nằm trong phạm vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
HÓA ĐƠN HỢP LỆ
- Hóa đơn hợp lệ được hiểu là sự phù hợp với các thông lệ, hóa đơn phải đảm bảo đủ nội dung và chỉ tiêu, yêu cầu ghi trên hóa đơn như:
+ Ghi rõ ngày, tháng, năm lập hóa đơn, họ tên người mua, người bán, địa chỉ Công ty mua bán, mã số thuế, hình thức thanh toán bằng tiền mặt (Nếu trả bằng tiền mặt), chuyển khoản (Nếu trả bằng tiền gửi ngân hàng).
+ Ghi rõ số thứ tự, tên hàng hóa dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá và thành tiền, thuế suất, thuế GTGT (Nếu có) và tổng tiền thanh toán trên hóa đơn.
+ Phải có chữ ký của người mua, người bán, chữ ký của Giám đốc, nếu không có chữ ký của Giám đốc thì phải có giấy ủy quyền và đóng dấu treo ở bên phía góc trái của hóa đơn.
- Hóa đơn được lập phải theo đúng nguyên tắc yêu cầu của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 03 năm 2014.
HÓA ĐƠN HỢP LÝ
Khi nói đến tính hợp lý là nói đến chi phí hợp lý, chi phí của những hóa đơn hợp pháp, hợp lệ vẫn chưa đủ mà phải có cả tính hợp lý của hóa đơn. Nội dung trên hóa đơn phải đúng và phù hợp với nội dung kinh doanh và có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi được cấp giấy phép hoạt động của Doanh nghiệp.
2. Chứng từ hóa đơn không có đầu vào
- Đối với Nhà hàng thì việc mua hàng không có hóa đơn xảy ra rất nhiều chủ yếu là các mặt hàng đồ ăn, hàng hóa mua về thương là mua của cá nhân, mua ngoài chợ, trong các cửa hàng không có hóa đơn GTGT.
- Đối với các mặt hàng mua vào không có hóa đơn kế toán phải căn cứ vào lượng hàng thực tế mà Doanh nghiệp mua về lập bảng kê thu mua hàng không có hóa đơn theo Mẫu 01/TNDN của Thông tư 78/2013/TT-BTC quy định về thuế TNDN.
3. Chứng từ ngân hàng
- Giấy báo nợ, ủy nhiệm chi, séc (Nếu trường hợp chuyển điện tử phải có xác nhận chuyển internet banking).
- Giấy báo có: Giấy báo có nộp tiền vào tài khoản hoặc các phiếu hạch toán nộp tiền vào tài khoản của nhân viên Công ty, hoặc là phiếu chuyển tiền của Khách hàng.
- Phiếu hạch toán ngân hàng gồm:
+ Sổ phụ ngân hàng.
+ Sao kê ngân hàng.
- Các chứng từ ngân hàng thường phát sinh các khoản giao dịch mua bán hoặc các giao dịch khác liên quan qua ngân hàng của Doanh nghiệp.
4. Các chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (Qua nộp thuế điện tử hoặc qua nộp bằng tiền mặt vào kho bạc)
- Thuế TNDN (Khi phát sinh số thuế phải nộp của quý, của năm).
- Thuế GTGT (Khi phát sinh của tháng, quý phải nộp).
- Thuế TNCN (Khi phát sinh của tháng, quý, năm phải nộp).
Bước 2: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Các chứng từ hóa đơn, ngân hàng, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, bảng lương, bảng khấu hao, bảng phân bổ,… sẽ được định khoản vào các tài khoản liên quan lên sổ kế toán.
* LƯU Ý PHẦN ĐỊNH KHOẢN:
- Hóa đơn mua vào của Doanh nghiệp có thể là hóa đơn đỏ hoặc bảng kê hàng mua về theo Mẫu 01/TNDN => Kế toán lập phiếu nhập kho => Căn cứ vào hóa đơn + Bảng kê và phiếu xuất kho => Kế toán định khoản lên sổ nhật ký chung.
- Hóa đơn bán ra của Doanh nghiệp thì căn cứ vào liên 3 của hóa đơn để hạch toán vào sổ đồng thời làm căn cứ để lập phiếu xuất kho.
Bước 3: Tập hợp – xác định chi phí cho doanh nghiệp nhà hàng
- Bảng lương: Căn cứ vào Thông tư 03/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH.
- Bảng khấu hao : Căn cứ vào Thông tư 45/2015/TT-BTC.
- Bảng chi phí trả trước.
- Bảng nhập xuất tồn kho, bảng tính giá thành sản phẩm để xác định giá vốn hàng bán, giá vốn NVL,CCDC xuất kho “Giá vốn tính theo phương pháp bình quân cuối kỳ”
- Các chi phí khác liên quan
=> Căn cứ vào những chứng từ tập hợp chi phí kế toán tiền hành hạch toán những khoản chi phí đó lên sổ sách theo trình tự như sau:
- Bảng lương
Tính lương |
Trích bảo hiểm |
Khấu trừ thuế TNCN |
Thanh toán lương cho nhân viên |
Nợ TK 642 Nợ TK 622/1542 Có TK 334
|
Nợ TK 642 Nợ TK 622/1542 Nợ TK 334 Có TK 338 |
Nợ TK 334 Có TK 3335
|
Nợ TK 334 Có TK 111/112 |
+ Bảng khấu hao TSCĐ
Bộ phận văn phòng |
Bộ phận nhà hàng |
Nợ TK 642 Có TK 214 |
Nợ TK 627/1543 Có TK 214 |
- Bảng phân bổ
Bộ phận văn phòng |
Bộ phận nhà hàng |
Nợ TK 642 Có TK 214 |
Nợ TK 627/1543 Có TK 214 |
- Tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm (Các món ăn)
Tập hợp chi phí NVL |
Tập hợp chi phí CCDC và nhiên liệu |
Kết chuyển sang chi phí 154(Áp dụng cho các DN sử dụng theo TT 200/2014/TT-BTC) |
Nợ TK 621/1541 Có TK 1521 Có TK 1522 |
Nợ TK 627/1543 Có TK 1523 Có TK 153 |
Nợ TK 154 Có TK 621 Có TK 622 Có TK 627 |
Nhập kho thành phẩm hoàn thành trong kỳ
Nợ TK 155
Có TK 154
- Tập hợp giá vốn
Xuất bán thành phẩm |
Xuất hàng hóa |
Nợ TK 632 Có TK 155 |
Nợ TK 632 Có TK 156 |
- Các bút toán kết chuyển
+ Kết chuyển thuế GTGT trong kỳ
Nợ TK 3331
Có TK 133
+ Kết chuyển các khoản doanh thu
Nợ TK 511
Nợ TK 515
Nợ TK 711
Có TK 911
+ Kết chuyển các khoản chi phí
Nợ TK 911
Có TK 632
Có TK 635
Có TK 642
Có TK 811
+ Xác định kết quả kinh doanh
DN có lãi |
DN bị lỗ |
Nợ TK 911 Có TK 421(2) |
Nợ TK 421(2) Có TK 911 |
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606