Tin mới

Chuyển đổi hóa đơn điện tử trong trường hợp nào? Kế toán Đức Minh.
Chuyển đổi hóa đơn điện tử trong trường hợp nào? Rất nhiều trường hợp các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán...
Thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ năm 2024 là khi nào? Kế toán Đức Minh.
Thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ năm 2024 là khi nào? Bài viết sau đây, Kế toán Đức Minh sẽ cung cấp cho bạn đọc...
Công ty có bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động không?
Căn cứ quy định tại Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10...
Doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa có phải xuất hóa đơn?
Quy định hiện hành có cho phép doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa hay không? Nếu được bán hàng vào nội địa thì...
Cập nhật các loại thuế doanh nghiệp phải nộp năm 2024
Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Vậy, các loại thuế doanh...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Phụ cấp xăng xe, điện thoại, ăn trưa có phải đóng thuế TNCN và BHXH? Kế toán Đức Minh.

17/01/2023 12:47

Khoản phụ cấp xăng xe, điện thoại hay phụ cấp ăn trưa có phải đóng thuế TNCN và BHXH hay không? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết sau đây nhé!

Phụ cấp xăng xe, điện thoại, ăn trưa có phải đóng thuế TNCN và BHXH? Kế toán Đức Minh.

1.Phụ cấp xăng xe, điện thoại, ăn trưa phải đóng thuế TNCN?

a.Phụ cấp xăng xe, điện thoại

Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công gồm:

“a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp (trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013).

...

đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức.

...

đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước.".

Ngoài ra, tại Công văn 79557/CT-TTHT ngày 03/12/2018 do Cục Thuế Thành phố Hà Nội đã nêu rõ:

“… trường hợp Công ty trả phụ cấp tiền thuê nhà, xăng xe (từ nhà đến công ty theo mức cố định hàng tháng), điện thoại, phụ cấp chuyên cần cho người lao động, ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty thì:

Về khoản phụ cấp tiền thuê nhà, xăng xe, phụ cấp chuyên cần: Công ty được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC và tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

Về khoản phụ cấp tiền điện thoại: khoản khoán chi tiền điện thoại cho cá nhân được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.

Trường hợp Công ty chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.”.

Căn cứ vào những quy định trên, có thể kết luận như sau:

- Phụ cấp tiền điện thoại sẽ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế cho người lao động, nếu chi cao hơn mức khoán chi thì phân chi cao hơn sẽ tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

- Phụ cấp xăng xe được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

b.Tiền ăn trưa, ăn giữa ca

Điểm g khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:

“…

g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.

Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.”.

Ngoài ra, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng (theo khoản 4 Điều 22 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH).

Như vậy, tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, cấp phiếu ăn, mua suất ăn thì không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Trường hợp không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nếu chi từ 730.000 đồng/người/tháng trở xuống, phần vượt quá sẽ tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

2.Phụ cấp xăng xe, điện thoại, ăn trưa phải đóng BHXH?

Khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH quy định các khoản thu nhập sau đây không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

(1) Các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019; tiền thưởng sáng kiến;

(2) Tiền ăn giữa ca;

(2) Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ, đi lại;

(3) Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, sinh nhật của người lao động, người lao động có người thân kết hôn, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

(2) Các khoản trợ cấp, hỗ trợ khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.

Như vậy, phụ cấp xăng xe, điện thoại, tiền ăn trưa không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không thuộc thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc).

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan:

>>> Năm 2022 những khoản phụ cấp, trợ cấp nào không chịu thuế TNCN?

>>> Các khoản phụ cấp lương phải đóng BHXH người lao động cần lưu ý – Kế toán Đức Minh.

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-MsLe-

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN