Tin mới

Công ty có bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động không?
Căn cứ quy định tại Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10...
Doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa có phải xuất hóa đơn?
Quy định hiện hành có cho phép doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa hay không? Nếu được bán hàng vào nội địa thì...
Cập nhật các loại thuế doanh nghiệp phải nộp năm 2024
Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Vậy, các loại thuế doanh...
Trường hợp nào được nghỉ 08/3 hưởng nguyên lương?
Để thể hiện sự tôn vinh những người phụ nữ, các cơ quan, đoàn thể thường tổ chức kỷ niệm dịp 08/3 rất trang trọng, tràn...
Có quan hệ liên kết nhưng không có giao dịch, có phải kê khai?
Đây là một trong những thắc mắc mà khá nhiều doanh nghiệp quan tâm trong thời điểm làm hồ sơ quyết toán thuế như hiện...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Những điều cần lưu ý khi tuyển dụng người lao động nước ngoài – KTĐM

19/03/2021 10:51

Người lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trở nên khá phổ biển bởi môi trường làm việc khá năng động cũng như những chế độ ưu đãi với lao động nước ngoài vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, để tuyển dụng người lao động nước ngoài việc tại doanh nghiệp VN thì doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề như sau

Những điều cần lưu ý khi tuyển dụng người lao động nước ngoài – KTĐM

1.  Xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Doanh nghiệp có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng NLĐNN đối với từng công việc và báo cáo giải trình với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi NLĐNN dự kiến làm việc theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng NLĐNN.

Lưu ý: Doanh nghiệp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động khi  NLĐNN thuộc một trong các trường hợp sau đây thì, cụ thể:

(1) Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam

(2) Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ

(3) Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được

(4) Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

(5) Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

(6) Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.

(7) Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.

(8) Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam.

(8) Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

(9) Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

(10) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.

Như vậy, Nghị định 152/2020/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung thêm các trường hợp tại (1), (3), (4), (4), (6), (7), (8), (9) và (10) không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng NLĐNN so với quy định trước đây.

Quý thành viên có thể tham khảo thêm chi tiết tại: Tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài.

2. Đề nghị cấp Giấy phép lao động hoặc Giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động

NLĐNN vào làm việc tại Việt Nam thì phải có Giấy phép lao động; trừ các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

** Đối với trường hợp đề nghị cấp giấy phép lao động

Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày NLĐNN dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi NLĐNN dự kiến làm việc.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động dự kiến làm việc cấp giấy phép lao động cho NLĐNN.

Lưu ý: Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động thì sau khi được cấp giấy phép lao động thì doanh nghiệp và NLĐNN phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy trước ngày dự kiến làm việc cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực) tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó.

** Đối với trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động:

Chậm nhất là 10 ngày làm việc trước ngày dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi NLĐNN dự kiến làm việc.

Doanh nghiệp KHÔNG phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nhưng phải báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi NLĐNN dự kiến làm việc thông tin: họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc trước ít nhất 3 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư

- Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam;

- Các trường hợp tại (2), (4), (5), (6) và (8) tại Mục 1 nêu trên.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

3. Đề nghị cấp thị thực cho người lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam

Sau khi đã nhận được Giấy phép lao động hoặc Giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì doanh nghiệp gửi hồ sơ thông báo về việc bảo lãnh cấp thị thực vào Việt Nam với Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

Việc thông báo chỉ thực hiện một lần, khi có sự thay đổi nội dung trong hồ sơ phải thông báo bổ sung.

Sau đó, doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị cấp thị thực cho NLĐNN đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

Sau khi nhận được văn bản trả lời của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, doanh nghiệp thông báo cho NLĐNN để làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài hoặc tại cửa khẩu quốc tế (trong trường hợp có đề nghị) theo quy định.

Lưu ý:

- Thị thực ký hiệu LĐ1: Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

- Thị thực ký hiệu LĐ2: Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.

Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về kế toán bạn có thể ghé thăm website: https://ketoanducminh.edu.vn/ hoặc đăng ký tham gia ngay lớp học kế toán tại các chi nhánh của Đức Minh..

Bạn nào quan tâm xem chi tiết tại đây:

>>> Khóa học kế toán tổng hợp online.

>>> Đăng ký khóa học kế toán tổng hợp online – Kế toán Đức Minh.

- Ngọc Anh-

Các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết liên quan:

=>>> 5 điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam – Kế toán Đức Minh.

=>>> 20 trường hợp NLĐ nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động – Kế toán Đức Minh.

=>>> Thời hạn giấy phép lao động đối với người nước ngoài – Kế toán Đức Minh.

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN