Tin mới

Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài 2024 thế nào?
Doanh nghiệp Việt Nam có quyền tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc nhưng phải thực hiện thủ tục đăng ký nhu cầu...
Không đăng ký chương trình khuyến mại có bị phạt không?
Thương nhân tổ chức hoạt động khuyến mại mà không đăng ký chương trình khuyến mại thì có bị xử phạt hay không? Mức xử...
Hoạt động khuyến mại nào phải đăng ký? Thủ tục như thế nào?
Những hoạt động khuyến mại phải đăng ký bao gồm gì? Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký hoạt động khuyến mại? Hồ sơ đăng...
Thuế tiêu thụ đặc biệt có áp dụng với cây thuốc lá hay không? Kế toán Đức Minh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ...
Tài liệu kế toán là hóa đơn được lưu trữ trong thời hạn bao lâu? Kế toán Đức Minh.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc duy trì hồ sơ kế toán là một phần không thể thiếu đối với mọi tổ chức và...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Điểm mới thông tư số 133 chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa

22/10/2016 04:47

NHỮNG ĐIỂM MỚI ĐÁNG CHÚ Ý VỀ THÔNG TƯ SỐ 133/2016/TT-BTC (26/08/2016) HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA.

Điểm mới thông tư số 133 chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa

Sau 10 năm áp dụng quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, bên cạnh nhưng ưu điểm phù hợp thì đã bộc lộ một số nhược điểm cần phải thay đổi để phù hợp hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thực thi đúng luật. Vì vậy để khắc phục dần dần các bất cập của quyết định cũ và phù hợp hơn với nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta đồng thời tiến lại gần hơn đến các chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS, chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS, Bộ Tài Chính đã soạn thảo và ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC vào ngày 26/08/2016. Thông tư này có hiệu lực cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2017.

Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Small and Medium-sized Enterprise - SME) lần này được soạn thảo dựa trên nền tảng của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (22/12/2014) và được sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho đơn giản hơn, phù hợp hơn với tính hình thực tiễn kinh doanh của các SME.

Ngoài ra, Thông tư 133/2016/TT-BTC cho SME còn đưa ra nội dung hướng dẫn chuyên sâu dành riêng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ theo xu hướng đơn giản hóa nhất – chi tiết tại Mục 3 – Chương  III:Báo cáo tài chính và một phần  hướng dẫn cho các doanh nghiệp không đáp ứng nguyên tắc giả định hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường trong tương lai gần (khi rơi vào tình trạng ngừng hoạt động do bán, sát nhập, giải thể, phá sản…).

Có thể nói, điểm đáng chú ý nhất trong Chế độ kế toán SME lần này là nội hàm chính dựa trên nền tảng đặt vị trí các SME áp dụng chế độ kế toán làm trung tâm và đặt mục đích quản trị SME lên hàng đầu. Điều này thể hiện rõ sự khác biệt so với Quyết định 48/TT-BTC luôn đặt mục đích quản lý của Nhà nước làm ưu tiên hơn. Và sau đây là tổng quan những nét chính về Chế độ kế toán mới áp dụng cho các SME lần này như sau:

1. Chế độ kế toán đổi mới trong cách tiếp cận chính sách của thông tư 133

Như chúng ta đã biết, cách thức tiếp cận chính sách ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh thực tiễn của các SME. Nếu như các nhà hoạch định chính sách chỉ đặt mục đích phòng ngừa triệt để gian lận thì chính sách được đưa ra chắc chắn sẽ tạo ra nhiều rào cản và dẫn đến hệ lụy không mong muốn cho những doanh nghiệp kinh doanh đúng luật. Vì vậy Thông tư 133/TT-BTC được xây dựng trên nền tảng ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật hơn là xây dựng trên những quy định mang tính pháp lý trói buộc phòng ngừa những đối tượng cố ý lợi dụng chính sách để gian lận. Các hành vi vi phạm pháp luật đã có chế tài của pháp luật.

2. Chế độ kế toán đề cao tính khả thi khi áp dụng vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh

Một chính sách muốn đi vào cuộc sống cần phải mang tính khả thi và phải  phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, tiếp tục sự đổi mới của Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014, chế độ kế toán cho các SME lần này được soạn thảo mang tính cởi mở hơn, linh hoạt hơn, đưa ra nhiều lựa chọn cho các SME điển hình như:

  • Chế độ kế toán chủ yếu quy định đến TK cấp 1, chỉ một số ít TK chi tiết đến cấp 2 như  TK 111, TK 112, TK 341, TK 642…mỗi TK chỉ phản ánh một nội dung riêng biệt mà không phân biệt TK ngắn hạn hay dài hạn chẳng hạn như lược bỏ TK 142: chi phí trả trước ngắn hạn và TK 242 chuyển đổi từ chi phí trả trước dài hạn thành chi phí trả trước. Tuy nhiên các SME vẫn được tự do hạch toán chi tiết hoặc theo dõi thành các TK ngắn hạn, dài hạn hoặc mở các TK cụ thể theo yêu cầu quản lý của công ty miễn là vẫn đáp ứng yêu cầu về luật kế toán hiện hành.

  • Dỡ bỏ hoàn toàn sự bắt buộc đối với việc áp dụng các loại chứng từ và sổ kế toán trong công tác hạch toán nghiệp vụ. Các SME sẽ được tự do xây dựng hệ thống chứng từ và sổ kế toán để đáp ứng yêu cầu quản trị cũng như trong việc điều hành sao cho phù hợp nhất với đặc thù hoạt động kinh doanh của mình nhưng đồng thời vẫn phải phù hợp với luật kế toán đang áp dụng.

  • Chế độ kế toán chỉ quy định về việc áp dụng các nguyên tắc kế toán mà không quy định cụ thể về các bút toán hạch toán.  Bằng cách vận dụng 7 nguyên tắc kế toán: Nguyên tắc cơ sở dồn tích, Nguyên tắc nhất quán, Nguyên tắc hoạt động liên tục, Nguyên tắc thận trọng, Nguyên tắc giá gốc, Nguyên tắc trọng yếu, Nguyên tắc phù hợp, các SME sẽ được tự quyết định các bút toán hạch toán ghi sổ sao cho phù hợp nhất với quy trình luân chuyển chứng từ và thói quen của SME miễn là vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc trình bày BCTC. Riêng đối với các SME không thể tự mình vận dụng nguyên tắc kế toán để ghi sổ thì có thể tham khảo các sách hướng dẫn nghiệp vụ;

  • Các SME được tự lựa chọn đồng tiền ghi sổ kế toán, lập và trình bày BCTC khi đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định tại Điều 5, Điều 6 trong Thông từ này.

  • Các SME được tự quyết định ghi hoặc không ghi doanh thu từ các giao dịch nội bộ mà không phụ thuộc vào chứng từ xuất ra là hóa đơn GTGT hay phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ;

  • Các SME được tự quy định cho đơn vị hạch toán phụ thuộc ghi nhận khoản vốn nhận từ doanh nghiệp là nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu;

  • Các SME được tự lựa chọn biểu mẫu BCTC theo tính thanh khoản giảm dần hoặc phân biệt ngắn hạn, dài hạn theo truyền thống…

3. Tách biệt kế toán và thuế, hướng đến phục vụ nhu cầu quản trị, điều hành doanh nghiệp

thông tư 133

Theo thực tiễn hiện nay thì rất nhiều kế toán vẫn hay quan niệm doanh thu, chi phí kế toán phải giống doanh thu, chi phí tính thuế hoặc việc xuất hóa đơn luôn luôn phải đi kèm với việc ghi nhận doanh thu. Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết rằng mục đích của kế toán khác với mục đích của thuế vì vậy trong rất nhiều trường hợp thời điểm ghi nhận doanh thu, chi phí kế toán khác với thời điểm kê khai thuế, thời điểm hay giá trị ghi nhận doanh thu không nhất thiết phải cùng thời điểm hay bằng giá trị ghi trên hóa đơn và cũng không phụ thuộc vào việc có xuất hóa đơn hay không. Một số ví dụ điển hình về sự khác biệt giữa kế toán và thuế:

  • SME mua ô tô dưới 9 chỗ ngồi có tổng giá trị trước thuế là 2 tỉ đồng, việc phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định trong kế toán là 2 tỉ tuy nhiên chi phí khấu hao để tính thuế tối đa chỉ là 1,6 tỉ,

  • Nếu các SME thu được trước tiền từ bán bất động sản thì họ phải xuất hóa đơn và tạm nộp thuế TNDN 1% trên giá trị tiền nhận trước nhưng vì chưa bàn giao nhà hay hiểu là chưa có sự chuyển giao quyền sở hữu nên các SME tuyệt đối không được ghi nhận vào doanh thu tại thời điểm đó;

  • Số tiền khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản thì sẽ không được ghi nhận vào doanh thu mà phải ghi nhận thông qua tài khoản 3387;

  • Việc mua bán vé máy bay, các Hãng hàng không phải xuất hóa đơn cho khách hàng nhưng hành khách chưa bay thì Hãng hàng không chưa ghi nhận doanh thu vì chưa phù hợp với nguyên tắc ghi nhận doanh thu.

  • Hay việc bán hàng đại lý đúng giá hưởng tiền hoa hồng thì doanh thu là hoa hồng nhưng hóa đơn xuất ra là toàn bộ số tiền thu được của sản phẩm, hàng hóa chứ không xuất riêng hóa đơn là số tiền hoa hồng;

  • Bán sản phẩm sản xuất thử các SME bắt buộc phải xuất hóa đơn nhưng số tiền thu được không ghi doanh thu mà ghi nhận là một khoản giảm trừ chi phí sản xuất thử;

Sau nhiều năm áp dụng Quyết định 48/TT-BTC thì đây là lần đầu tiên trong một Thông tư mà các nhà hoạch định chính sách đưa ra sự thay đổi mạnh mẽ về sự khác biệt giữa việc ghi nhận doanh thu, chi phí, lợi nhuận kế toán so với doanh thu, chi phí, lợi nhuận tính thuế. Đây được xem như bước ngoặt đầu tiên trong công cuộc đổi mới tư tưởng cho những người làm kế toán đồng thời đưa ra cái nhìn cũng như cách tiếp cận dễ dàng hơn về vấn đề này.

4. Kế toán không phải là câu chuyện Nợ – Có, cần tách biệt kỹ thuật ghi chép trên sổ kế toán và kỹ thuật lập, trình bày BCTC

Mục đích cuối cùng của công tác kế toán là thể hiện được nội dung thông tin được công bố trên BCTC. Chúng ta chỉ công bố BCTC chứ không ai công bố sổ kế toán. Vì vậy, mấu chốt là các thông tin trên BCTC phải phù hợp với 7 nguyên tắc sau: Hoạt động liên tục, trình bày trung thực, dồn tích, lựa chọn và áp dụng chế độ kế toán, trọng yếu và sự hợp nhất, bù trừ, nhất quán chứ không phải việc hạch toán Nợ, Có đơn thuần. Các SME có thể sử dụng nhiều những bút toán khác nhau nhưng cuối cùng thông tin của các giao dịch và sự kiện tương tự được trình bày trên BCTC phải giống nhau.

Ngoài ra, mỗi người làm kế toán cần hiểu rằng một TK có thể yêu cầu chi tiết đến TK cấp 3, cấp 4 để trình bày phù hợp trên nhiều chỉ tiêu của BCTC hoặc ngược lại, một chỉ tiêu của BCTC được xây dựng dựa vào nhiều TK khác nhau, ví dụ như sau: chỉ tiêu vốn chủ sở hữa bao gồm các nội dung về vốn đầu tư của chủ sở hữa, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác của chủ sở hữa, cổ phiếu quỹ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.. được lập căn cứ từ các TK 4111, TK 4112, TK 4118, TK 419, TK 421…

5. Coi trọng bản chất hơn hình thức và tên gọi giao dịch

Thực tế, người làm kế toán có thói quen gọi kế toán theo tên gọi của giao dịch, ví dụ như khuyến mại, quảng cáo biếu tặng, hợp đồng hợp tác kinh doanh… mà không chú trọng đến bản chất của giao dịch và cũng vì lẽ này mà người làm công tác kế toán nhiều khi cảm thấy rất khó phân biệt phương pháp kế toán của các giao dịch. Tuy nhiên, hãy hình dung khi bạn đi trên đường và được phát miến phí một sản phẩm, vậy bạn gọi đó là quảng cáo, khuyến mại hay biếu tặng? Cho dù bạn gọi giao dịch này là gì thì phương pháp kế toán cũng không thể khác nhau do bản chất là bạn được hưởng miễn phí một sản phẩm mà không kèm theo bất cứ điều kiện ràng buộc nào.

Chế độ kế toán SME lần này sẽ hướng người làm công tác kế toán đến việc nhận biết bản chất của các giao dịch trước khi áp dụng phương pháp kế toán nào phù hợp và điều này chắc chắn sẽ giúp người làm kế toán dễ tiếp cận Chế độ kế toán hơn. Thực tế, phương pháp kế toán đơn giản hay phức tạp không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bất cứ ai, kể cả các nhà hoạch định chính sách. Phương pháp kế toán phụ thuộc vào bản chất nội hàm của các giao dịch và cách thức giao dịch vận hành. Vì vậy, người làm kế toán giỏi không phải là người thuộc Nợ – Có tốt mà là người nắm được nguyên tắc hạch toán kế toán, bản chất giao dịch và biết vận dụng nguyên tắc kế toán phù hợp với từng giao dịch, từng hoàn cảnh cụ thể.

6. Tiếp cận gần hơn thông lệ và Chuẩn mực quốc tế IAS/IFRS

Nền kinh tế của nước ta đang phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa và ngày càng hội nhập sâu rộng với các nền kinh tế trên thế giới. Vì vậy, Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán cũng phải dần dần tiếp cận gần hơn với các Chuẩn mực  kế toán quốc tế IAS/ chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS. Thông tư 133/TT-BTC bước đầu đã thành công trong việc đưa vào một số nội dung mang tính thông lệ thế giới như: ghi nhận doanh thu tương ứng với nghĩa vụ thực hiện, phân loại chứng khoán kinh doanh và đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn…

Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

>>>  http://ketoanducminh.edu.vn/tin-tuc/77/2197/Cac-Chi-Phi-Duoc-Ghi-Nhan-Giam-Thue-Thu-Nhap-Doanh-Nghiep.html

>>> http://ketoanducminh.edu.vn/tin-tuc/77/2650/Phan-II-Doanh-thu-va-chi-phi-thue-tinh-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-9-tiep..html

>>> http://ketoanducminh.edu.vn/tin-tuc/77/2559/Du-thao-thay-the-Quyet-dinh-48-ap-dung-cho-doanh-nghiep-nho-va-vua.html

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN