Tin mới

Có được hoàn trả chi phí khám bệnh khi khám dịch vụ do quên mang thẻ BHYT? Kế toán Đức Minh.
Có được hoàn trả chi phí khám bệnh khi khám dịch vụ do quên mang thẻ BHYT? Để có thể tìm hiểu cụ thể về việc là có được...
Đang chữa bệnh mà thẻ bảo hiểm y tế hết hạn có được hưởng BHYT? Kế toán Đức Minh.
Khi đang trong quá trình chữa bệnh mà thẻ bảo hiểm y tế của bạn hết hạn, có thể bạn sẽ tự đặt ra câu hỏi liệu bạn có...
Mất tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội có được phép xin cấp lại hay không? Kế toán Đức Minh.
Nếu như trường hợp không may làm mất bìa sổ Bảo hiểm xã hội thì có được phép xin cấp lại hay không? Cùng Kế toán Đức...
Bán nhà cho con rể, cha mẹ vợ có được miễn thuế phí?
Hiện nay, khi thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất, hai bên sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải do cơ quan nào cấp? Kế toán Đức Minh.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là một loại giấy tờ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cho người lao...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

KẾ TOÁN NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN – Kế toán Đức Minh

21/02/2020 12:06

Bạn nghĩ sao về kinh doanh nhà hàng khách sạn, bao gồm những loại hình gì trong đó?
Nghĩ đến Nhà hàng các bạn nghĩ ngay đến định mức nguyên vật liệu đi kèm ư?
Còn Kinh doanh khách sạn thì bạn nghĩ sao?
Có lẽ cũng rất ít bạn tự đặt ra cho mình những câu hỏi như thế. Nhưng tôi muốn phân tích sâu hơn từ những cái nhỏ nhất để giúp chúng ta có thể giỏi mọi mặt trong nghề kế toán này.

KẾ TOÁN NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN – Kế toán Đức Minh

KẾ TOÁN NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN

Bao gồm 3 loại hình sau:

  • Thứ 01: Đó là Thương mại là việc mua các đồ uống rồi bán kèm với các món ăn trong hoá đơn đầu ra khi chúng ta chế biến bảng kê cho hoá đơn “thức ăn, thức uống”
  • Thứ 02: “Là Dịch vụ”: ở đây được hiểu dùng cho các hoá đơn bán ra có nội dung viết là “phòng nghỉ”.
  • Thứ 03: “Là Sản xuất”: được hiểu là việc xuất vật tư ra xào nấu thành các món ăn để đưa lên được một menu phục vụ khách hàng theo hoá đơn đã được viết.

 

Vậy công việc hàng ngày của kế toán nhà hàng khách sạn là gì và cần lưu ý những gì?

NHÀ HÀNG:

1. Về kho:

  • Nhập hoá đơn nguyên vật liệu đầu vào, lập phiếu nhập kho. Xem bài hướng dẫn Nguyên vật liệu đầu vào đối với kế toán nhà hàng
  • Lập phiếu xuất kho vật tư cho các món ăn được chế biến
  • Theo dõi tổng hợp vật tư tồn kho, loại bỏ những vật tư quá hạn sử dụng tính vào chi phí khác.

2. Hóa đơn

  • Lập phiếu thu, chi liên quan đến hoá đơn bán ra và mua vào
  • Theo dõi, tổng hợp những vât tư mua vào không có hoá đơn và lập bảng kê 01/TNDN ( theo thông tư 78/2014/TT/BTC) đối với những vật tư mua của những hộ gia đình, nông dân ngoài chứng minh thư phô tô đồng thời lập biên bản xác nhận việc mua bán là có thật, có chữ ký của hộ nông dân và xác nhận của địa phương càng tốt.
  • Lập bảng kê chi tiết các món ăn theo bill hoặc bảng kê kèm theo hoá đơn xuất bán, phần này thường dành cho kế toán thuế sau khi căn cứ vào hoá đơn bán ra căn cứ trên tổng doanh thu bán ra, xác định được giá vốn, từ đó căn cứ vào vật tư có sẵn để chế biến món ăn cho phù hợp rồi lúc đó mới xuất được bảng kê chi tiết này khác với bảng kê nội bộ.
  • Đối với thương mại: xem như bán hàng thông thường: rượu, nước ngọt, hoa quả, trái cây khác, các loại thức tăn đồ khô khác
  • Viết hoá đơn cho khách là công ty và tổng hợp lượng khách lẻ trong ngày để lập hoá đơn hoặc theo dõi doanh thu không xuất hoá đơn.
  • Hóa đơn chứng từ kèm theo bill hoặc bảng kê dịch vụ đi kèm

DỊCH VỤ KHÁCH SẠN

  1. Buồng phòng

  • Chuẩn bị buồng luôn ở chế độ sẵn sàng đón khách, làm vệ sinh buồng hàng ngày và các khu vực hành lang, nơi công cộng trong khách sạn
  • Kiểm tra tình trạng thiết bị trong phòng khi làm vệ sinh, nhận bàn giai phòng từ phía khách
  1. Bộ phận ẩm thực

  • Tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống bao gồm 3 hoạt động: Chế biến thực phẩm, lưu thông và tổ chức phục vụ ngay tại khách sạn với đối tượng chính là khách lưu trú tại khách sạn.
  • Ngoài ra còn có thể cung cấp các dịch vụ bổ sung như: Tiệc, buffet cho hội thảo, tiệc theo nhu cầu của khách hàng.
  1. Bộ phận quản trị thiết bị

  • Kiểm tra định kì và khắc phục sự cố kịp thời khi xảy ra.
  • Hướng dẫn, đào tạo các bộ phận khác sử dụng các thiết bị liên quan tới công việc của họ.
  • Tìm kiếm những thiết bị tối ưu và phù hợp nhất với khách sạn để tăng chất lượng dịch vụ cho khách hàng khi lưu trú tại khách sạn
  1. Bộ phận quản trị nhân lực:

  • heo dõi đánh giá nhân viên các bộ phận và tiếp nhận ý kiến từ cấp trên, quản lý trực tiếp nhân viên.
  • Tìm kiếm nhân sự để bổ sung cho các bộ phận còn trống hoặc còn yếu.
  • Sắp xếp, điều phối nhân sự hợp lý cho các sự kiện, tình huống bất thường xảy ra (nhân viên bệnh nghỉ đột xuất)...
  1. Bộ phận an ninh

  • Luôn tuần tra, canh gác và ở tư thế sẵn sàng khi có sự cố xảy ra.
  • Hỗ trợ bộ phận tiếp tân trong việc hướng dẫn và chuyển đồ đạc của khách vào khách sạn cũng như khi khách trả phòng.
  1. Bộ phận kinh doanh tổng hợp

  • Lên kế hoạch tìm kiếm khách hàng cho các bộ phận, khảo sát khách hàng để góp ý với cấp trên trong việc đổi mới, nâng cấp dịch vụ phù hợp và hiệu quả.
  1. Bộ phận quầy hàng

  • Tìm kiếm sản phẩm đẹp, độc đáo và chất lượng để giới thiệu đến khách hàng khi khách lưu trú ở đơn vị mình.
  • Tìm sản phẩm riêng biệt để tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng về khách sạn của mình.
  1. Bộ phận vui chơi giải trí

  • Thiết kế những chương trình theo nhu cầu của khách (tổ chức trò chơi, chương trình giải trí khi có yêu cầu).
  • Tổ chức những buổi tiệc, liên hoan hoặc trò chơi trong những dịp lễ kỷ niệm của khách sạn nhằm tăng tính đoàn kết giữa các bộ phận và toàn thể nhân viên trong khách sạn.

 

3. Công việc của kế toán tổng hợp về Nhà hàng Khách sạn

  • Đối với việc tính giá thành căn cứ tập hợp là các yếu tố đầu vào: nguyên vật liệu chế biến các món ăn, nhân công, và sản xuất chung phân bổ
  • hân bổ các chi phí chung trong nhà hàng như: Tiền điện, nước, tiền gas hoá lỏng vào các món ăn – thành phẩm xuất bán
  • Công cụ dụng cụ trong nhà hàng khách sạn khá nhiều mà lẻ tẻ nhiều mã nên bạn cần biết cách theo dõi, trích phân bổ CCDC một cách hệ thống và có tính hợp lý nhất.
  • Tài sản cố định đầu tư ban đầu trong khách sạn, nhà hàng như: Tủ lạnh, nồi hơi…. Bạn cũng cần hiểu rõ thời gian phân bổ theo quy định của phụ lục 1 theo Thông tư 45/2013/TT-BTC để áp dụng khấu hao cho đúng thời gian và quy trình thực tế.
  • Lập hồ sơ lương bao gồm: Bảng chấm công ca, bảng lương, lập phiếu chi lương
  • Theo dõi hạch toán bảo hiểm xã hội, chi phí công đoàn vì trong nhà hàng nhân viên nữ nhiều nên thường tham gia vào hoạt động công đoàn theo quy định
  • Tính giá thành chi tiết cho từng món ăn16 – Xây dựng hệ thống kiểm soát bill và order cho các
  • Xây dựng định mức nguyên vật liệu cho các món ăn, dịch vụ
  • Đối với phòng nghỉ thì phải có sổ lưu trú
  • Đối với hàng tồn phải xem xét yếu tố date sử dụng để luân chuyển hàng hóa cho phù hợp, việc hủy phải lập hồ sơ tiêu hủy đúng luật
  • Đối với sản phẩm của buồng phòng: Đồ Dùng Phòng Ngủ, Chăn Gối Và Nệm Đa Dạng….phải theo dõi và kiểm soát kết hợp cùng bộ phận buồng phòng
  • Lập quy trình kiểm soát hàng hóa từ khâu nhập kho đến khâu xuất sử dụng, việc giao nhận phải có chữ ký đầy đủ
  • Kiểm soát đơn giá hàng nhập mua, và xây dựng hệ thông báo giá phù hợp
  • Báo cáo lãi lỗ chi phí doanh thu cuối tháng
  • Lập thông báo phát hành hoá đơn
  • Đặt in hoá đơn mới.

Chú ý:

* Vì hoá đơn trong nhà hàng sử dụng rất nhiều nên thường xuyên hết hoá đơn. Để không bị gián đoạn việc viết hoá đơn, kế toán cần theo dõi và có kế hoạch đặt in hoá đơn. Trường hợp trong một năm tài chính mà đặt nhiều lần thì bạn cần để ý số bắt đầu và số kết thúc phải nối tiếp lần trước. Tránh trùng mẫu, ký hiệu, số hoá đơn trong các lần đặt khác nhau trong năm.

  • Lập tờ khai thuế theo quý
  • Lập báo cáo lãi lỗ quý, năm báo cáo ban quản lý
  • Lập báo cáo tài chính cuối năm cho các cơ quan ban ngành khác
  • Lập báo cáo kết quả kinh doanh.
  • Lập các quyết toán liên quan như: Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

 

  • Các bài viết liên quan:

            =>>> Kế toán chi phí kinh doanh và giá thành dịch vụ ngành khách sạn

=>>> 3 Bước làm sổ sách kế toán doanh nghiệp trong lĩnh vực nhà hàng – Kế toán Đức Minh

 

 

                                     Chúc các bạn hoàn thành xuất sắc công việc!

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN