Tin mới

Thuế tiêu thụ đặc biệt có áp dụng với cây thuốc lá hay không? Kế toán Đức Minh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ...
Tài liệu kế toán là hóa đơn được lưu trữ trong thời hạn bao lâu? Kế toán Đức Minh.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc duy trì hồ sơ kế toán là một phần không thể thiếu đối với mọi tổ chức và...
TẠI SAO NÊN LẤY VỢ KẾ TOÁN
Có nên lấy vợ kế toán hay không? Tại sao nên lấy vợ kế toán? Cùng Kế toán Đức Minh giải đáp rõ hơn qua bài viết sau đây...
Kế toán cần lưu ý những bộ chứng từ kế toán gì đối với từng nghiệp vụ - Kế toán Đức Minh.
Đối với từng nghiệp vụ kế toán sẽ cần những chứng từ riêng biệt. Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu chi tiết hơn về những...
Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi sổ kế toán thuế được dùng để làm gì? Kế toán Đức Minh.
Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi sổ kế toán thuế là một công cụ quan trọng trong quá trình quản lý kế toán thuế của...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức

Quy định về nghỉ phép năm khi chưa làm đủ 12 tháng

22/10/2022 03:40

Đối với người lao động làm việc dưới 12 tháng thì có bao nhiêu ngày nghỉ phép trong năm? Người lao động nghỉ phép năm được hưởng lương thế nào? Chưa nghỉ hết phép năm có còn được thanh toán? Đức Minh sẽ chia sẻ cùng bạn đọc qua bài viết sau đây:

Quy định về nghỉ phép năm khi chưa làm đủ 12 tháng

1. Số ngày nghỉ phép năm của người lao động làm dưới 12 tháng

Khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019 quy định cụ thể như sau:

Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Theo đó, số ngày nghỉ hằng nằm của người lao động chưa làm đủ 01 năm tương ứng với số tháng làm việc được tính như sau:

Số ngày nghỉ

=

(Số ngày nghỉ hằng năm :  12)

x

Số tháng làm việc thực tế

Trong đó:

Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động nhiều hay ít tùy thuộc vào điều kiện làm việc theo quy định tại khoản 1 Điều 113 BLLĐ 2019, cụ thể:

12 ngày làm việc: Công việc trong điều kiện bình thường;

14 ngày làm việc: Lao động chưa thành niên, là người khuyết tật, làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

16 ngày làm việc: Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Bên cạnh đó, theo BLLĐ năm 2019, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Như vậy, người lao động có thể nghỉ phép năm thành nhiều lần hoặc với người mới đi làm, số ngày phép năm ít thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

2. Người lao động nghỉ phép năm được hưởng lương thế nào?

Người lao động khi nghỉ hằng năm được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động (căn cứ Điều 113 BLLĐ 2019). Ngoài ra, nếu chưa đến kỳ trả lương, người lao động nghỉ hằng năm còn được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

Cùng với đó, khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Trước đó, theo khoản 2 Điều 113 BLLĐ 2012, tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường do hai bên thoả thuận. Người lao động miền xuôi làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và ngược lại thì khi nghỉ hằng năm được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường. Tuy nhiên, quy định này không còn được quy định trong BLLĐ năm 2019.

Như vậy, người lao động cần lưu ý những quy định trên để đòi hỏi quyền lợi chính đáng trong thời gian nghỉ hằng năm của mình.

3. Chưa nghỉ hết phép năm có còn được thanh toán?

Theo khoản 2 Điều 114 BLLĐ 2012, người lao động có thời gian làm việc dưới 12 tháng không nghỉ phép năm thì được thanh toán bằng tiền.

Tuy nhiên BLLĐ năm 2019 đã bãi bỏ quy định này. Đồng thời, theo Bộ luật mới, việc giải quyết chế độ cho người lao động khi chưa nghỉ phép năm cũng có sự thay đổi.

Khoản 3 Điều 113 BLLĐ 2019 chỉ rõ:

Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Như vậy, với quy định mới, người sử dụng lao động chỉ thanh toán tiền lương ứng với ngày chưa nghỉ phép năm cho người lao động thôi việc, bị mất việc làm. Đồng nghĩa rằng, người lao động vẫn làm việc tại doanh nghiệp sẽ không còn được thanh toán khoản tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Trong khi đó, theo khoản 1 Điều 114 BLLĐ năm 2012, người lao động chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm được người sử dụng lao động thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ nếu thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì lý do khác.

Vì vậy, hiện nay, người lao động bao gồm cả người làm dưới 12 tháng nếu chưa nghỉ hết phép năm sẽ không được thanh toán tiền lương với những ngày phép đó. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN