Thông tin khác

5 phương pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái cực kỳ hiệu quả

16/12/2016 04:34

Trong nền kinh tế phát triển thị trường, TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và biến động một cách tự phát và rất khó dự báo trước. Nhà nước giống như bàn tay vô hình có thể áp dụng nhiều biện pháp để điều chỉnh TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. Các phương pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái chủ yếu là chính sách chiết khấu, chính sách hối đoái, lập quỹ bình ổn hối đoái, vay nợ, phá giá, nâng giá tiền tệ để điều chỉnh TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

5 phương pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái cực kỳ hiệu quả

 

Các phương pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái - 1 - Chính sách chiết khấu

Có thể hiều đơn giảnlà chính sách của NHTW dùng cách thay đổi tỷ suất chiết khấu của ngân hàng mình để điều chỉnh TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI trên thị trường. Khi TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI lên cao đến mức nguy hiểm muốn cho tỷ giá hạ xuống thì NHTW nâng cao tỷ suất chiết khấu lên, do đó lãi suất trên thị trường cũng nâng lên, kết quả là vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ chạy vào nước mình để thu lãi cao. Lượng vốn chạy vào sẽ góp phần tăng cung và đồng thời làm dịu sự căng thẳng của cầu ngoại hối, do đó TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI sẽ có xu hướng hạ xuống.

Tuy nhiên, chính sách chiết khấu cũng chỉ có ảnh hưởng nhất định và hạn chế đến các vấn đề liên quan tới TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, bởi vì giữa tỷ giá và lãi suất không có quan hệ nhân quả, lãi suất không phải là nhân tố duy nhất quyết định sự vận động vốn giữa các nước.

Lãi suất biến động do tác động của quan hệ cung cầu của vốn cho vay. Lãi suất có thể biến động trong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bình quân và trong một tình hình đặc biệt có thể vượt quá tỷ suất lợi nhuận bình quân. Còn TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định mà quan hệ này lại do tình hình của cán cân thanh toán dư thừa hay thiếu hụt quyết định. Như vậy là nhân tố hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau, do đó mà biến động của lãi suất không nhất định đưa TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI biến động theo.

Lãi suất lên cao có thể thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chạy vào, nhưng trong tình hình chính trị, kinh tế và tiền tệ trong nước đó không ổn định thì không nhất thiết thực hiện được, bởi vì đối với vốn nước ngoài, vấn đề lúc đó đặt ra là sự đảm bảo an toàn cho số vốn chứ không phải là vấn đề thu được lãi nhiều.

Ví dụ: Trong cuộc khủng hoảng đô la Mỹ vừa qua, mặc dù lãi suất trên thị trường New York cao gấp 1,5 lần thị trường London, gấp 3 lần thị trường Tây Đức nhưng vốn ngắn hạn không chạy vào Mỹ mà đổ dồn vào Tây Đức, mặc dù các nước này thực hiện chính sách lãi suất thấp, bởi vì nguy cơ phá giá đồng đôla đã sắp trở thành hiện thực.

Tuy nhiên, không nên hoàn toàn coi thường chính sách chiết khấu. Nếu tình hình tiền tệ của các nước đều tương tự như nhau thì phương hướng đầu tư ngắn hạn vẫn hướng vào những nước có lãi suất cao. Do đó, hiện nay, chính sách chiết khấu vẫn còn có ý nghĩa của nó.

Ví dụ: Năm 1959, Ngân hàng Anh quốc sử dụng chính sách chiết khấu nâng tỷ suất chiết khấu từ 4% lên đến 6%, do đó đã thu hút được vốn ngắn hạn chạy vào trong nước góp phần giải quyết những khó khăn của cán cân thanh toán quốc tế ở Anh.

 

Các phương pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái - 2 - Chính sách hối đoái

- chính sách thị trường mở là biện pháp tác động trực tiếp vào TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, có nghĩa là NHTW hay các cơ quan ngoại hối của Nhà nước dùng nghiệp vụ mua bán trực tiếp ngoại hối để điều chỉnh TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.

Khi TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI lên cao, NHTW sẽ tung ngoại hối ra bán để kéo TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI tụt xuống. Muốn thực hiện được biện pháp này, NHTW phải có dự trữ ngoại hối lớn. Song, nếu cán cân thanh toán quốc tế của một nước trong tình trạng thiếu hụt kéo dài thì rất khó có thể có nguồn dự trữ ngoại hối đủ lớn để thực hiện chính sách này.

Trong tình hình đó, để cứu nguy đồng tiền của một nước nào đó các nước tư bản chủ nghĩa phải dựa vào vốn dự trữ ngoại hối của nhau. Vì vậy, Mỹ cùng với 14 nước thành viên tư bản chủ nghĩa phát triển đã kí hiệp định “SWAP” với mục đích hỗ trợ lẫn nhau giữa các NHTW, từ đó nhằm tác động đến mối quan hệ cung cầu ngoại hối của nước sử dụng tín dụng “SWAP”, do đó ảnh hưởng đến TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI của nước đó.

 Cả chính sách hối đoái và chính sách chiết khấu đều gây ra mâu thuẫn giữa những thương nhân nhập khẩu muốn hạ thấp TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI xuống với những thương nhân xuất khẩu muốn nâng cao TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI lên, giữa những nhà nhập khẩu vốn muốn nâng cao TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI với những nhà xuất khẩu vốn muốn hạ thấp TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI và mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau. Nguyên nhân là vì TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI của một nước nâng lên thì sẽ hạn chế nhập khẩu hàng của nước khác nhưng lại khuyến khích việc xuất khẩu vốn của nước khác, do đó làm cho cán cân thương mại và cán cân thanh toán của nước ngoài với nước thực hiện hai chính sách này bị thiệt hại.

 

Các phương pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái - 3 - Quỹ dự trữ bình ổn giá cả:

đây là một hình thức biến tướng của chính sách hối đoái, mục đích của nó nhằm tạo ra một cách chủ động một lượng dự trữ ngoại hối để ứng phó với sự biến động của TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, thông qua chính sách hoạt động công khai trên thị trường.

Theo sự nhất quán về nguyên tắc thì NHTW các nước không chịu trách nhiệm điều tiết sự biến động của tỷ giá thả nổi. Song do tình trạng khủng hoảng ngoại hối trầm trọng nên làm cho đồng tiền của nhiều nước ngày càng mất giá và TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI biến động không ngừng, không thể lường trước được đã ảnh hưởng đến sản xuất và lưu thông hàng hoá, dịch vụ. Trên cơ sở nhằm giải quyết vấn đề này, một nhóm các nước đã cùng nhau thành lập các quỹ bình ổn hối đoái.

 Từ năm 1973, một số nước tư bản chủ nghĩa đã chi một khoản tiền rất lớn trích ra trong quỹ của mình khoảng 300 tỷ đô la, trong đó chỉ tính riêng từ tháng 9-1977 đến tháng 3-1978 họ đã chi ra khoảng 60 tỷ đô la để duy trì TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. Riêng tháng 4-1978, quỹ của Ngân hàng và khoản tín dụng “SWAP” đã đạt tới 25.7 tỷ đô la để phục vụ mục đích này.

Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng tác dụng của quỹ bình ổn hối đoái rất có hạn, vì một khi đã bị rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng ngoại hối thì lượng dự trữ ngoại hối theo quỹ đó cũng giảm đi và không đủ khả năng để có thể điều tiết TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. Quỹ này chỉ có biểu hiện rõ tác dụng khi tình hình khủng hoảng ngoại hối, khủng hoảng kinh tế ít nghiêm trọng và có nguồn tín dụng quốc tế hỗ trợ, ví dụ như tín dụng “SWAP”.

 

Các phương pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái - 4 - Phá giá tiền tệ.

Trong những điều kiện khác nhau của cuộc đấu tranh về kinh tế và nền chính trị của mỗi nước, cũng như trong điều kiện mức độ lạm phát rất khác nhau ở các nước đã phát sinh vấn đề rất quan trọng và cần thiết là phải xem xét lại tỷ giá tiền tệ của mỗi nước.Trong tình trạng nền kinh tế đang gặp nhiều thách thức to lớn do khủng hoảng ngoại hối, khi mà sức mua của tiền tệ giảm sút mạnh và không thể đại biểu cho sức mua danh nghĩa của nó đồng thời trong suốt thời gian kéo dài TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI biến động mạnh thì vấn đề xác định, đánh giá lại TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI là điều không thể bỏ qua. Song nhiều nước không chịu thừa nhận điều đó, họ áp dụng chính sách phá giá tiền tệ lúc nào với mức độ ra sao là phụ thuộc vào mục đích kinh tế và chính trị của họ. Phá giá tiền tệ đã trở thành một chính sách kinh tế - tài chính của nhà nước để tác động đồng thời đến TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI và cán cân thanh toán quốc tế.Phá giá tiền tệ được hiểu là sự tụt sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ.

Ví dụ: Tháng 11-2007, đồng đô la phá giá 7,89%, tức là giá của một bảng Anh tăng từ 2,4 USD lên 2,605 USD hay là sức mua của USD giảm từ 0,416 GBP còn 0,383GBP.

Tác dụng của phá giá tiền tệ đối với nước tiến hành phá giá có thể là:

- Hạn chế du lịch ra nước ngoài, khuyến khích du lịch vào trong nước làm giảm bớt sự căng thẳng cung cầu ngoại hối.

- Hạn chế xuất khẩu vốn ra bên ngoài cũng như chuyển tiền ra ngoài nước, khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối từ đó có tác dụng làm tăng khả năng cung ngoại hối, giảm nhu cầu về ngoại hối, nhờ đó làm giảm tình trạng tăng lên của TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.

- Hạn chế nhập khẩu hàng hoá, khuyến khích xuất khẩu hàng hoá từ đó có tác dụng khôi phục lại sự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế.

- Cướp không một phần giá trị thực tế của những ai nắm giữ đồng tiền bị phá giá trong tay.

Ví dụ: Tháng 11-2002, do kết quả của phá giá đồng bảng Anh 12,5% nên trong giai đoạn đó sự thiếu hụt của cán cân thanh thương mại của nước Anh đã giảm đi rõ rệt và đặc biệt trong hai năm 2002 và 2003 cán cân thương mại của Anh đã dư thừa 13 triệu bảng Anh và 285 triệu bảng Anh.

Tuy vậy, tác dụng cải thiện cán cân thương mại có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc rất lớn vàonăng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của nước đó và khả năng đẩy mạnh xuất khẩu của nước tiến hành phá giá tiền tệ.

 

Các phương pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái - 5 -  Nâng giá tiền tệ:

Là việc nâng sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ.

Đây là chính sách nhằm nâng giá chính thức đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, tức là làm cho TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI so với đồng tiền nâng giá bị giảm xuống. Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ và nâng giá tiền tệ đối với ngoại thương của một nước hoàn toàn ngược nhau. Ngày nay, việc nâng giá tiền tệ thường do các nguyên nhân khác nhau như:

- Do áp lực các nước khác muốn tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá của họ vào quốc gia có cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế dư thừa.

- Tránh những đồng tiền mất giá “chạy trốn” vào nước mình.

- Những nước có nền kinh tế phát triển quá “nóng” muốn làm “lạnh” nền kinh tế để tránh khủng hoảng về cơ cấu thì sẽ nâng giá về tiền tệ để giảm xuất khẩu hàng hoá, giảm đầu tư vào trong nước mình.

- Phục vụ cho việc chuyển vốn đầu tư ra bên ngoài xây dựng một nền kinh tế của mình “trong lòng” các nước khác nhằm giữ vững thị trường bên ngoài, vấn đề sống còn của nền kinh tế mỗi quốc gia.

 Nâng giá tiền tệ trong những điều kiện hiện nay thường xảy ra dưới áp lực của nước khác mà các nước này mong muốn tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá của mình vào nước có cán cân thanh toán và cán cân thương mại dư thừa.

Đối với những nước có nền kinh tế phát triển quá “nóng” như Nhật Bản, thì vấn đề muốn làm “lạnh” nền kinh tế để tránh khủng hoảng cơ cấu nên sẽ dùng biện pháp nâng giá tiền tệ để giảm xuất khẩu hàng hoá, giảm đầu tư vào trong nước. Việc nâng giá đồng Yên Nhật Bản cũng tạo điều kiện để Nhật Bản chuyển vốn đầu tư ra bên ngoài nhằm xây dựng một nước Nhật “kinh tế” trong lòng các nước khác, nhờ vào đó mà Nhật giữ vững được thị trường bên ngoài, nó một vấn đề sống còn đối với bất kỳ nước nào.

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN