Tin mới

Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài 2024 thế nào?
Doanh nghiệp Việt Nam có quyền tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc nhưng phải thực hiện thủ tục đăng ký nhu cầu...
Không đăng ký chương trình khuyến mại có bị phạt không?
Thương nhân tổ chức hoạt động khuyến mại mà không đăng ký chương trình khuyến mại thì có bị xử phạt hay không? Mức xử...
Hoạt động khuyến mại nào phải đăng ký? Thủ tục như thế nào?
Những hoạt động khuyến mại phải đăng ký bao gồm gì? Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký hoạt động khuyến mại? Hồ sơ đăng...
Thuế tiêu thụ đặc biệt có áp dụng với cây thuốc lá hay không? Kế toán Đức Minh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ...
Tài liệu kế toán là hóa đơn được lưu trữ trong thời hạn bao lâu? Kế toán Đức Minh.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc duy trì hồ sơ kế toán là một phần không thể thiếu đối với mọi tổ chức và...

Hình ảnh

Hướng dẫn kiểm tra các tài khoản mục tài sản lưu động và tài sản dài hạn trên BCTC ( Phần 2)

05/02/2018 08:55

Những thông tin mà phần 1 của bài viết “Hướng dẫn kiểm tra các tài khoản mục tài sản lưu động và tài sản dài hạn trên BCTC” chắc hẳn đã phần nào giúp các bạn biết thêm được nhiều kinh nghiệm hay phải không ạ? Và hôm nay, Kế toán Đức Minh xin chia sẻ nốt những phần còn lại trong bài viết dưới đây. Các bạn hãy theo dõi nhé.

Hướng dẫn kiểm tra các tài khoản mục tài sản lưu động và tài sản dài hạn trên BCTC ( Phần 2)

8. Thuế GTGT được khấu trừ - TK133

– Hạch toán, kê khai không đúng thuế suất.

– Hạch toán, kê khai không đúng thời gian, quá thời hạn kê khai 3 tháng nhưng vẫn kê khai khấu trừ thuế GTGT.

– Hóa đơn GTGT kê khai thiếu hoặc sai nội dung.

– Kê khai khấu trừ thuế khi không có hóa đơn hoặc hóa đơn của các đơn vị phá sản, giải thể.

– Kê khai khấu trừ thuế GTGT những hàng hóa không chiu thuế GTGT.

– Chênh lệch sổ sách và tờ khai thuế, không giải thích được nguyên nhân.

– Kê khai, hạch toán khấu trừ đối với hóa đơn GTGT trực tiếp hoặc hóa đơn không chịu thuế GTGT, hóa đơn không hợp lệ, hợp pháp.

– Kê khai khấu trừ thuế và những hóa đơn chi từ nguồn khác.

– Hàng mua được giảm giá chưa hạch toán giảm VAT đầu vào.

– Kê khai thiếu hay sai hóa đơn, hóa đơn không đúng mẫu BTC quy định hoặc mẫu hóa đơn tự in đã đăng kí với Bộ tài chính.

– Kê khai thuế đầu vào được khấu trừ đối với cả bộ phận nguyên vật liệu sản xuất dùng cho sản xuất hàng hóa chịu VAT trực tiếp.

– Kê khai thuế GTGT hàng nhập khẩu sai.

– Bù trừ thuế GTGT được khấu trừ và thuế GTGT phải nộp của các chi nhánh trên báo cáo tài chính hợp nhất.

– Hạch toán khấu trừ thuế VAT đầu vào lớn hơn đầu ra phải nộp, để số âm trên BCTC.

– Trường hợp hủy hóa đơn GTGT, xuất lại hóa đơn khác, người mua trên 2 hóa đơn này không trùng nhau.

=>>> Các điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào

9. Hàng gửi bán – TK157

– Hàng gửi bán chưa được chấp nhận thanh toán nhưng đã hạch toán tăng doanh thu.

– Chưa hạch toán hàng gửi bán bị trả lại.

10. Cầm cố, kí quỹ, kí cược – TK144

kiểm tra các tài khoản mục tài sản lưu động và tài sản dài hạn trên BCTC 4

Ảnh 1: Hướng dẫn kiểm tra các tài khoản mục tài sản lưu động và tài sản dài hạn trên BCTC

– Chưa có hóa đơn chứng từ, hợp đồng, cam kết hợp lệ.

– Nội dung các khoản kí quỹ, kí cược không rõ ràng.

– Chưa có đối chiếu xác nhận số dư với bên nhận kí quỹ, kí cược ngày khóa sổ kế toán cuối năm.

– Hạch toán sai khoản cầm cố, kí quỹ, kí cược vào tài khoản phải thu khác 138.

– Không theo dõi chi tiết từng loại.

11. TSCĐ hữu hình và vô hình – TK211

– Quản lí TSCĐ chưa chặt chẽ: hồ sơ TSCĐ chưa đầy đủ, TSCĐ vẫn chưa chuyển quyền sở hữu cho đơn vị nhưng đã ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán; không có sổ, thẻ chi tiết cho từng TSCĐ.

– Không tiến hành kiểm kê TSCĐ cuối kì, biên bản kiểm kê không phân loại TSCĐ không sử dụng, chờ thanh lý, đã hết khấu hao. Số chênh lệch trên sổ sách so với biên bản kiểm kê chưa được xử lý.

– Chứng từ liên quan đến TSCĐ không được lưu riêng với chứng từ kế toán.

– TSCĐ đưa vào hoạt động thiếu biên bản bàn giao, biên bản giao nhận.

– Hạch toán tăng TSCĐ chưa kịp thời theo biên bản bàn giao (hạch toán không đúng kì).

– Hạch toán tăng TSCĐ khi chưa có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ: quyết toán công trình, biên bản nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng…

– Không theo dõi sổ chi tiết nguồn vốn hình thành TSCĐ. Không theo dõi riêng các TSCĐ đem cầm cố, thế chấp.

– Phân loại TSCĐ vô hình sai: giá trị quyền sử dụng đất, chi phí đền bù và giải tỏa mặt bằng… Ghi nhận tăng nguyên giá tài sản cố định vô hình những nội dung không đúng quy định như chi phí thành lập Công ty, chi phí trong giai đoạn nghiên cứu…

– Chênh lệch nguyên giá, khấu hao lũy kế giữa bảng cân đối số phát sinh, sổ cái, sổ chi tiết.

– Phân loại sai: tài sản không đủ chỉ tiêu ghi nhận TSCĐ nhưng vẫn ghi nhận là TSCĐ, hạch toán nhậm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.

– Chưa lập phiếu thanh toán khối lượng XDCB tự làm đã hoàn thành.

– Nâng cấp TSCĐ hoàn thành nhưng chưa ghi tăng nguyên giá TSCĐ, chưa xác định lại thời gian sử dụng hữu ích và điều chỉnh khấu hao phải trích vào chi phí trong kì

– Hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ những nội dung không đúng chế độ quy định: ghi vào nguyên giá TSCĐ các chi phí phát sinh khi TSCĐ đã đưa vào sử dụng như chi phí lãi vay không được vốn hóa; chi phí sửa chữa lớn TSCĐ không mang tính nâng cấp, không làm tăng công suất hoặc thời gian sử dụng; ghi tăng nguyên giá không đúng với biên bản bàn giao, nghiệm thu…

– Chưa đăng kí phương pháp trích khấu hao với cơ quan thuế địa phương.

– Đơn vị áp dụng phương pháp tính, trích khấu hao không phù hợp, không nhất quán, xác định thời gian sử dụng hữu ích không hợp lí, mức trích khấu hao không đúng quy định, vượt quá mức khấu hao tối đa hoặc thấp hơn mức khấu hao tối thiểu được trích vào chi phí trong kì theo quy định tại QĐ 206.

– Trích hoặc thôi trích khấu hao tròn tháng hoặc tròn quý mà không theo ngày đưa TSCĐ vào sử dụng hoặc ngưng trích theo ngày ngưng sử dụng.

– Số khấu hao lũy kế chưa chính xác, khấu hao ở các bộ phận mà không được phân bổ.

– Tài sản đã hết thời gian sử dụng nhưng vẫn chưa trích hết khấu hao. Số chưa trích hết không được hạch toán vào chi phí trong kì.

– Vẫn trích khấu hao đối với tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn tiếp tục sử dụng.

– Trích khấu hao tính vào chi phí cả những TSCĐ không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Trích khấu hao đối với tài sản thuê hoạt động hoặc không trích khấu hao TSCĐ đi thuê tài chính. Không theo dõi ngoại bảng đối với TSCĐ thuê hoạt động.

– Chưa thực hiện đầy đủ thủ tục thanh lý TSCĐ: thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ, quyết định thanh lý, không có biên bản thanh lý hoặc biên bản không có chữ kí của người có thẩm quyền…

– Không phát hành hóa đơn khi bán TSCĐ thanh lý.

– Hạch toán giảm TSCĐ khi thực tế chưa thanh lý, tháo dỡ, chưa có quyết định của HĐQT, Giám đốc,…

– Không hạch toán đầy đủ, kịp thời thu nhập thu từ hoạt động thanh lý TSCĐ.

– Đầu tư TSCĐ trước khi có sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền hoặc không có trong kế hoạch đầu tư được phê duyệt.

– TSCĐ đầu tư không đúng nguồn, mục đích: TSCĐ phục vụ lợi ích công cộng được đầu tư.

– Trích khấu hao vào chi phí SXKD những tài sản đầu tư bằng nguồn khác.

– Thời điểm trích khấu hao không theo thời điểm ghi nhận TSCĐ.

– Thực hiện khấu hao nhanh nhưng chưa đăng kí với cơ quan thuế địa phương và kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ. Mức trích khấu hao nhanh vượt quá 1,2 lần so với khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

– TSCĐ không còn sử dụng chưa được thanh lý. TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý chưa được xuất ra khỏi sổ sách theo biên bản xác định giá trị doanh nghiệp, không được theo dõi tài sản ở ngoại bảng, vẫn tính và trích khấu hao tính vào chi phí.

– TSCĐ điều chuyển nội bộ có giá trị còn lại trên quyết định điều chuyển không khớp sổ kế toán.

– Chưa chuyển TSCĐ hữu hình có nguyên giá nhỏ hơn 10 triệu thành công cụ dụng cụ theo quyết định 206/BTC.

– TSCĐ nhận bàn giao, góp vốn phải tiến hành đánh giá lại giá trị.

– Đầu tư TSCĐ không hợp lý: quá nhiều hoặc dùng nguồn vay ngắn hạn để đầu tư.

– Tài sản nhận điều động, điều chuyển theo quyết định của cấp trên chỉ ghi tăng nguyên giá mà không ghi nhận giá trị đã khấu hao.

– TSCĐ thuê tài chính hạch toán trên TK 211,213.

– Giá trị TSCĐ ghi nhận không phù hợp, TSCĐ được biếu tặng không được ghi nhận theo giá trị hợp lý, TS nhận bàn giao, góp vốn không được đánh giá lại khi giao nhận…

– Điều chuyển TSCĐ nội bộ, giá trị còn lại trên Quyết định điều chuyển và sổ sách kế toán không khớp.

– Một số TSCĐ có thời gian sử dụng còn lại khác nhau nhưng được gộp chung lại thành một tài sản hay một nhóm tài sản.

– TSCĐ đầu tư bằng nguồn vơn NSNN, cho công nhân viên sử dụng nhưng không thu tiền để thu hồi vốn đầu tư.

– Chưa tiến hành đánh giá lại TSCĐ khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp hoặc có đánh giá nhưng không phù hợp.

=>>> Hướng dẫn cách xử lý TSCĐ và CCDC sau quyết toán thuế- Kế toán Đức Minh

=>>> Thủ tục và cách hạch toán thanh lý tài sản cố định  hữu hình trong doanh nghiệp

=>>> Tổng hợp những nghiệp vụ liên quan đến Tài sản cố định phần 1- Kế toán Đức Minh.

12. Tài sản cố định thuê tài chính- TK212

kiểm tra các tài khoản mục tài sản lưu động và tài sản dài hạn trên BCTC 5

Ảnh 3: Hướng dẫn kiểm tra các tài khoản mục tài sản lưu động và tài sản dài hạn trên BCTC

– Không mở sổ theo dõi TSCĐ thuê tài chính

– Thiếu hợp đồng thuê.

– Phân loại nhầm TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.

– Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, hạch toán khấu hao TSCĐ thuê tài chính không đúng theo hợp đồng thuê.

– Không theo dõi hoặc phân bổ tiền lãi thuê vào chi phí các kì không theo tiêu tức hợp lí. Hạch toán lãi vay TSCĐ thuê tài chính vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính.

13. Góp vốn liên doanh – TK222

– Không có hồ sơ, hợp đồng góp vốn.

– Không có đối chiếu số dư với đơn vị nhận vốn góp liên doanh.

– Góp vốn không theo hợp đồng liên doanh.

– Góp vốn liên doanh bằng tài sản nhưng không có biên bản bàn giao nhận tài sản, đánh giá lại tài sản.

– Khi tham gia góp vốn liên doanh không nghiên cứu, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của đối tác, dẫn đến công ty liên doanh bị lỗ, đơn vị góp vốn sẽ bị chia lỗ tương ứng với tỷ lệ góp vốn.

=>>> Tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp có phải kê khai thuế GTGT không? 

14. Xây dựng cơ bản dở dang -TK241

– Chi phí XDCB dở dang cuối kì xác định chưa phù hợp, chỉ trên cơ sở ước tính.

– Không có kế hoạch, dự toán thiết kế cho công trình xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn TSCĐ,…

– Không chi tiết các khoản đầu tư XDCB cuối kì là của công trình nào.

– Chi phí XDCB dở dang tồn đọng từ nhiều kì chưa được xử lý, đầu tư tiếp…

– Thủ tục đầu tư chưa đầy đủ: không có quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt dự toán, không tổ chức đấu thầu, chào hàng…

– Hồ sơ, chứng từ đầu tư thanh toán tiền chưa chặt chẽ: mua thiết bị không có hóa đơn, chi trả tiền cho đối tác nước ngoài, không thực hiện thanh toán qua NH.

– Khoản chi cho hoạt động XDCB không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ.

– Giá trị trên Báo cáo chi tiết đầu tư từng công trình chênh lệch với sổ kế toán.

– Thực hiện sửa chữa lớn không có phê duyệt của Tổng công ty/đạt tỷ lệ thấp.

– Hạch toán sai: chi phí sửa chữa lớn không ghi tăng nguyên giá mà đưa vào chi phí SXKD trong kì.

– Phân bổ chi phí sản xuất chung, chi phí khấu hao vào giá trị công trình chưa hợp lý, không có tiêu thức phân bổ thích hợp.

– Công trình hoàn thành bàn giao đã đưa vào sử dụng nhưng chưa hạch toán tăng TSCĐ, chưa trích khấu hao.

– Hạch toán vào chi phí XDCB dở dang những chi phí không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hoặc tập hợp thiếu.

– Sửa chữa lớn không có kế hoạch, không dự trù kinh phí. Sửa chữa khi không có phiếu báo hỏng, khi hoàn thành không có quyết toán kinh phí sửa chữa, biên bản nghiệm thu hoàn thành bàn giao.

=>>> Công việc cơ bản của một kiểm toán xây dựng

15. Phải thu nội bộ - TK136

– Không có biên bản đối chiếu công nợ với đối tượng nợ tại thời điểm cuối năm. Số liệu trên sổ kế toán không khớp với số liệu trên biên bản đối chiếu với công nợ nội bộ.

– Không theo dõi chi tiết từng đối tượng có quan hệ thanh toán với đơn vị.

– Hạch toán phải thu nội bộ khi không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ.

– Hạch toán phải thu nội bộ không đúng kì.

– Bù trừ công nợ phải thu, phải trả nội bộ không đúng đối tượng hoặc cùng đối tượng nhưng không bù trừ khi lập bảng cân đối.

– Hạch toán phải thu nội bộ với những đơn vị hạch toán độc lập, không mang tính chất thu chi hộ.

– Bù trừ công nợ với bên thứ ba không có biên bản.

– Hạch toán phải thu nội bộ với những đơn vị hạch toán độc lập.

=>>> Thông tin phải thu, phải trả nội bộ trên Báo cáo tài chính như thế nào?

16. Chi phí SXKD dở dang – TK154

– Hạch toán vào chi phí một số khoản không phù hợp nội dung, tính chất.

– Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang không nhất quán giữa các kì kế toán.

– Không có biên bản kiểm kê khối lượng XDCB dở dang cuối kì.

– Không hạch toán đầy đủ các khoản chi phí phát sinh hoặc hạch toán 1 số khoản vượt mức quy định.

– Hạch toán vào chi phí không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ.

– Hạch toán chi phí không đúng kì.

– Sản phẩm đã hoàn thành nhưng không cần kết chuyển.

17. Chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển – TK242

– Phân bổ chi phí trả trước chưa hợp lí và không nhất quán.

– Chưa có chính sách phân bổ chi phí trả trước.

– Chưa mở sổ theo dõi từng loại chi phí thực tế phát sinh, nội dung từng loại chi phí chưa rõ ràng, cụ thể.

– Đưa chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vào chi phí chờ kết chuyển mà không phân bổ vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh phù hợp theo quy định, TK 142 còn số dư.

– Phân loại chi phí trả trước ngắn hạn và chi phí trả trước dài hạn chưa phù hợp

– Chi phí liên quan đến nhiều kì nhưng không phân bổ hoặc phân bổ theo tiêu thức không phù hợp, nhất quán.

– Gác lại chi phí không theo tiêu thức nhất định.

=>>> Cách lập bảng phân bổ chi phí trả trước dài hạn

18. Đầu tư dài hạn – TK228

kiểm tra các tài khoản mục tài sản lưu động và tài sản dài hạn trên BCTC 6

– Chưa tiến hành đánh giá lại số chứng khoán tại ngày kết thúc năm tài chính, khóa sổ và lập báo cáo.

– Chưa mở sổ theo dõi chi tiết từng loại chứng khoán đầu tư.

– Chưa lập dự phòng cho các khoản chứng khoán giảm giá tại thời điểm kết thúc năm tài chính. Lập dự phòng không có cơ sở.

– Không có cơ sở chứng minh cho khoản đầu tư.

– Số liệu trên sổ kế toán và bảng cân đối không khớp nhau.

– Không có xác nhận của bên nhận đầu tư về khoản đầu tư.

19. Chi sự nghiệp – TK161

– Số liệu trên sổ sách kế toán không khớp với số liệu trên Bảng cân đối.

– Chi sự nghiệp không được hạch toán vào TK 161 mà hạch toán giảm nguồn kinh phí sự nghiệp.

– Ghi giảm chi sự nghiệp mà không có biên bản nghiệm thu quyết toán của cơ quan chủ quản.

– Cuối niên độ kế toán không chuyển chi sự nghiệp năm nay sang chi sự nghiệp năm trước.

– TSCĐ được hình thành từ nguồn kinh phí sự nghiệp không được hạch toán tăng chi sự nghiệp, khấu hao TSCĐ được hình thành từ nguồn kinh phí sự nghiệp không được hạch toán giảm chi sự nghiệp mà hạch toán vào chi phí hoặc hạch toán nhưng không đúng, không đủ.

Để biết thêm thật nhiều thông tin và kiến thức kế toán hữu ích, mời các bạn xem thêm tại website: http://ketoanducminh.edu.vn và download tài liệu miễn phí tại: http://112doc.com/

- Ngọc Anh-

=>>> Đừng bỏ qua những thông tin cực kì hữu ích về lập báo cáo tài chính mới nhất năm 2017 dành cho kế toán

=>>> Hướng dẫn kiểm tra các tài khoản mục tài sản lưu động và tài sản dài hạn trên BCTC ( Phần 1)

=>>> Hướng dẫn kết chuyển và hạch toán thuế môn bài đầu năm tài chính- Kế toán Đức Minh

=>>> Hướng dẫn kế toán kiểm tra chi phí lương cho người lao động chính xác nhất – Kế toán Đức Minh

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN