Tin mới

Ký hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận tiền thì nên làm gì?
Trường hợp các bên đã ký kết hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận được tiền xảy ra rất nhiều trên thực tế. Bài viết dưới...
Lợi nhuận trước thuế là gì? Công thức tính lợi nhuận trước thuế
lợi nhuận trước thuế phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ chi...
Cảnh báo hành vi lợi dụng thông tin cá nhân kê khống chi phí lương
Ngày 19/4/2024, Cục Thuế tỉnh Đồng Nai đã ban hành Công văn 2710/CTDON-TTHT cảnh báo hành vi lợi dụng thông tin cá nhân...
Chữ ký số là gì? Hướng dẫn ký hợp đồng bằng chữ ký số
Bước cuối cùng của giao kết hợp đồng điện tử là ký hợp đồng. Tuy nhiên, tùy vào thỏa thuận sử dụng loại chữ ký nào mà...
Có được hoàn trả chi phí khám bệnh khi khám dịch vụ do quên mang thẻ BHYT? Kế toán Đức Minh.
Có được hoàn trả chi phí khám bệnh khi khám dịch vụ do quên mang thẻ BHYT? Để có thể tìm hiểu cụ thể về việc là có được...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Phân biệt giữa sai sót và gian lận trong BCTC - Kế toán Đức Minh.

20/07/2018 03:20

Sai sót và gian lận trong báo cáo tài chính là điều chắc chắn bạn sẽ gặp trong quá trình kiểm toán các doanh nghiệp. Đã có không ít doanh nghiệp phá sản dù trước đó họ công bố báo cáo tài chính với các chỉ tiêu rất tốt. Nguyên nhân dẫn tới sự phá sản này chủ yếu do sự gian lận trong hoạt động tài chính của các công ty. Vậy làm sao để phân biệt giữa gian lận và sai sót trong báo cáo tài chính và các ví dụ điển hình của sai sót là gì? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Phân biệt giữa sai sót và gian lận trong BCTC - Kế toán Đức Minh.

 

1. Làm sao để phân biệt giữa gian lận và sai sót.

Khi bạn phát hiện ra một lỗi sai trên báo cáo tài chính trong một cuộc kiểm toán, bạn chắc chắn phải chịu trách nhiệm cho việc đánh giá lỗi sai đó để điều chỉnh báo cáo tài chính. Việc quan trọng luôn bao gồm xem xét lỗi sai này có bản chất là gian lận hay sai sót đế đánh giá trọng yếu. + Gian lận là khi kiểm toán viên tìm thấy bằng chứng chứng minh tính “cố ý” của hành động trong lỗi sai.

+ Sai sót là khi kiểm toán viên tìm thấy bằng chứng mang tính “vô ý” của tác nhân.

Tuy nhiên, ranh giới giữa sai sót và gian lận đôi khi vô cùng mong manh. Kế toán Đức Minh hy vọng qua bài viết có thể cung cấp cho các bạn cách phân biệt gian lận và sai sót rõ ràng nhất.

2. Một vài ví dụ điển hình của sai sót trong BCTC.

+ Phân loại nhầm chi phí: Chi phí quảng cáo lại được ghi nhận vào chi phí khấu hao vì 02 tài khoản này có số hiệu gần giống nhau nên kế toán đã ghi nhận nhầm.

+ Ước tính kế toán và ghi nhận chưa hợp lý cho chi phí nợ xấu: Người chịu trách nhiệm ước tính đơn giản là chưa theo sát với thực tế. Theo nguyên tắc thận trọng, mỗi kỳ kế toán đều cần lập dự phòng cho những khoản doanh thu mà có khả năng không đòi được. Nếu người lập báo cáo tài chính không hiểu hết được tình hình, chuyện sai sót là điều dễ hiểu.

+ Áp dụng sai các nguyên tắc kế toán: Ghi nhận giá trị của tài sản theo giá gốc thay vì giá trị thị trường. Chưa cập nhật các chuẩn mực và thông tư kế toán mới dẫn đến áp dụng sai phương pháp tính giá của hàng tồn kho từ nhập trước xuất trước sang nhập sau xuất trước.

+ Gian lận xảy ra khi ai đó cố tình đưa ra các dữ liệu nhằm lừa người sử dụng thông tin. Gian lận trong doanh nghiệp thường bao gồm 02 loại chính:

Làm giả báo cáo tài chính: Người làm quản lý thường lạm quyền để sửa các thông tin về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận cho mục đích cá nhân. Các thủ thuật chính cho loại hình gian lận này thường bao gồm:

  • Che dấu công nợ và chi phí: bằng cách không ghi nhận công nợ và chi phí lên báo cáo tài chính, vốn hóa chi phí không đủ điều kiện vốn hóa.
  • Ghi nhận doanh thu không có thật hay khai khống doanh thu: bằng cách ghi nhận thêm các nghiệp vụ bán hàng không có thật hoặc tự tạo ra các khách hàng và chứng từ giả mạo.
  • Định giá sai tài sản: bằng cách không ghi giảm, lập dự phòng giá trị hàng tồn kho bị hỏng, mất mát. Che giấu và không lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi.

Ghi nhận sai niên độ: doanh thu hay chi phí được ghi nhận không đúng với thời kỳ mà nó phát sinh. Doanh thu hoặc chi phí của kỳ này có thể chuyển sang kỳ kế tiếp hay ngược lại để làm tăng hoặc giảm thu nhập theo mong muốn.

+ Không khai báo đầy đủ thông tin: nhằm hạn chế khả năng phân tích của người dùng báo cáo tài chính.

+ Sử dụng sai mục đích tài sản của doanh nghiệp:

Thường do hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp yếu kém. Các nhân viên trong doanh nghiệp lợi dụng sơ hở để biển thủ tài sản như tiền, hàng tồn kho hoặc sử dụng tài sản công vào việc cá nhân.

Như vậy, có rất nhiều cách để gian lận trong một doanh nghiệp nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp không hiệu quả. Kiểm toán viên cần nâng cao nhận thức và hiểu biết để trang bị cho mình đủ kỹ năng phân biệt và phát hiện ra những gian lận thường núp bóng dưới cái tên “sai sót”.

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Ms Le-

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN