Tin mới

Thuế tiêu thụ đặc biệt có áp dụng với cây thuốc lá hay không? Kế toán Đức Minh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ...
Tài liệu kế toán là hóa đơn được lưu trữ trong thời hạn bao lâu? Kế toán Đức Minh.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc duy trì hồ sơ kế toán là một phần không thể thiếu đối với mọi tổ chức và...
TẠI SAO NÊN LẤY VỢ KẾ TOÁN
Có nên lấy vợ kế toán hay không? Tại sao nên lấy vợ kế toán? Cùng Kế toán Đức Minh giải đáp rõ hơn qua bài viết sau đây...
Kế toán cần lưu ý những bộ chứng từ kế toán gì đối với từng nghiệp vụ - Kế toán Đức Minh.
Đối với từng nghiệp vụ kế toán sẽ cần những chứng từ riêng biệt. Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu chi tiết hơn về những...
Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi sổ kế toán thuế được dùng để làm gì? Kế toán Đức Minh.
Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi sổ kế toán thuế là một công cụ quan trọng trong quá trình quản lý kế toán thuế của...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Bạn đã thực sự hiểu về Báo cáo Tài chính? - Kế toán Đức Minh.

18/05/2018 09:36

Không phải ai làm kế toán cũng hiểu kỹ về Báo cáo tài chính. Nếu bạn làm kế toán tổng hợp bạn sẽ được làm Báo cáo Tài chính, nhưng nếu bạn chỉ làm kế toán phần hành trong DN thì bạn cũng chưa thể nắm được hết về Báo cáo Tài chính. Để trả lời cho câu hỏi “ Bạn đã thực sự hiểu về Báo cáo Tài chính chưa?”, bài viết sau đây sẽ giải thích ý nghĩa của Báo cáo tài chính giúp bạn đọc hiểu hơn nhé!

Bạn đã thực sự hiểu về Báo cáo Tài chính? - Kế toán Đức Minh.

 

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Qua bản báo cáo này bạn có thể biết được Công ty đạt được doanh số bao nhiêu, mức chi phí như thế nào và lợi nhuận là bao nhiêu. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh cho biết DN bạn đang lãi hay lỗ như thế nào. Bản báo cáo này được thực hiện hàng quý hay hàng năm.

Những tài khoản chúng ta cần chú ý khi đọc Bảng Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh như:

a. Doanh thu

Doanh thu theo dõi tất cả những doanh số khi bán được hàng và được chấp nhận thanh toán.

Doanh thu = Giá sản phẩm * Số lượng sản phẩm bán ra

+ TK Doanh thu bán hàng chỉ phán ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo, không phân biệt đã thu tiền hay chưa. Thông thường các DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu đối với các sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT.

+ Nếu DN bán được 1.000 sản phẩm, mỗi sản phẩm trị giá 100.000đ chưa có thuế GTGT thì Doanh thu sẽ là 100.000.000đ

+ Việc ghi chép doanh thu một cách thường xuyên và chính xác là vấn đề hết sức quan trọng để biết DN bạn đang đứng ở đâu. Thông thường để xây dựng một công ty, doanh nghiệp thành công thì mức tăng trưởng cần đạt được mức 20%/năm.

b. Giá vốn hàng bán

Đây là đại diện cho tất cả chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm hay dịch vụ để bán ra của Doanh nghiệp. Đối với những công ty về cung cấp dịch vụ thì nó cũng được biết đến như chi phí bán hàng. Giá vốn hàng bán bao gồm: vật liệu thô, chi phí nhà cung cấp, chi phí sản xuất, lương nhân viên, giá bán sỉ hàng hoá…

-Ví dụ: Chi phí để công ty bạn sản xuất ra 1 sản phẩm là 100.000 đồng. Bạn bán được 1.000 sản phẩm thì giá vốn hàng bán của bạn là 100.000.000 đồng.

+ Đối với công ty thương mại thì giá vốn hàng bán là tổng chi phí cần thiết để hàng hoá của bạn có mặt tại kho bao gồm giá mua từ nhà cung cấp, vận chuyển hay bảo hiểm…

-Ví dụ: Công ty nhập hàng hoá từ nhà cung cấp với giá 10 triệu đồng và chi phí vận chuyển là 500.000 đồng thì giá vốn hàng bán là 10.5 triệu đồng.

+ Để DN hoạt động có lãi thì bạn cần phải tìm cách làm giảm giá vốn hàng bán nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt.

Ví dụ: Bạn có thể tìm nguồn nguyên vật liệu, nhà cung cấp giá rẻ hơn, thuê ngoài dịch vụ, … hay sử dụng những kỹ thuật mới để tăng hiệu quả hoạt động. Nhiều công ty thất bại do chủ quan không quan tâm đến chi phí sản xuất. Hệ quả là doanh thu lớn nhưng thực chất DN lại không có lãi.

c. Lợi nhuận gộp

Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ lệ lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó. Để xây dựng một công ty thành công, bạn phải đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn mặt bằng chung trong ngành của mình.

Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán

Để theo dõi lợi nhuận cao hay thấp, người ta thường sử dụng tỷ lệ lợi nhuận gộp dưới dạng phần trăm:

Tỷ lệ lợi nhuận gộp = (Lợi nhuận gộp / Doanh thu) *100%.

-Ví dụ: Tỷ lệ lợi nhuận gộp của công ty là 20% có nghĩa là cứ mỗi 100.000 đồng bán được, công ty kiếm được 20.000 đồng.

d.Chi phí cố định

Đây là những khoản chi phí không thay đổi khi mức sản lượng thay đổi, bao gồm như chi phí bán hàng và tiếp thị, tiền lương cố định, chi phí thuê văn phòng, cước viễn thông, chi phí vận chuyển, nghiên cứu và phát triển, khấu hao tải sản cố định.

Thường các Dn đều cố gắng cắt giảm chi phí, từ việc kiểm duyệt từng khoản chi và liên tục nhắc nhở nhân viên phải tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên hiệu quả kiểm soát chi phisvaaxn khoogn đạt như mong muốn của DN, còn nhân viên thì lại cho rằng giám đốc “keo kiệt”. Đặc biệt đối với các DN nhỏ thường gặp khó khắn giữa việc kiểm soát chi phí với cắt giảm chi phí và tạo ý thức tiết kiệm cho nhân viên. Điều này dẫn tới DN mất nhiều thời gian giải quyết các chi phí phát sinh ngoài ý muốn và khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên ngày càng xa hơn.

+ Để kiểm soát chi phí hiệu quả, DN cần phải lập định mức chi phí tức là khoán định mức cho các khoản chi phí theo tiêu chuẩn cụ thể. Trên cơ sở phân tích dữ liệu trước đây và thu thập thông tin chi phí thực tế, doanh nghiệp cần lên ngân sách cho các chi phí cố định của công ty và theo dõi các khoản chi phí thường xuyên để đảm bảo không vượt ngân sách

e.Lợi nhuận ròng.

Lợi nhuận ròng là số tiền bạn thật sự kiếm được sau khi trừ đi tất cả các chi phí, kể cả thuế. Đây là lợi nhuận dùng để tái đầu tư vào kinh doanh và trả cổ tức.

Lợi nhuận ròng = Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí cố định - Thuế

+ Mục tiêu của DN thành công là đạt mức tăng tưởng lợi nhuận ròng ít nhất 20% /năm.

Báo cáo tài chính

                                    Bạn đã thực sự hiểu về Báo cáo Tài chính?

2. Bảng cân đối kế toán

Qua bảng cân đối kế toán bạn biết được mối quan hệ giữa số tài sản công ty hiện có với số tiền nợ của công ty hiện tại.

Mức độ chênh lệch giữa tài sản và nợ là vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn đóng góp của các nhà đầu tư vào công ty.

+ Vốn chủ sở hữu = Tài sản - Nợ.

Bảng cân đối kế toán không những phản ánh một cách khái quát mà còn chi tiết tình trạng tài sản và vốn của DN mà còn là minh chứng thuyết phục cho một dự án vay vốn khi doanh nghiệp trình lên ngân hàng, và đồng thời cũng là căn cứ đáng tin cậy để các đối tác xem xét khi muốn hợp tác với doanh nghiệp.

Trong Bảng cân đối kế toán, chúng ta cần tập trung vào 4 loại tài khoản sau:

a. Khoản phải thu

+ Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Nếu công ty bạn bán sản phẩm hoặc dịch vụ mà không thu tiền ngay lập tức thì bạn sẽ có các “ khoản phải thu” hay còn gọi là “ Công nợ”. Đây là vấn đề rất đau đầu với nhiều chủ doanh nghiệp và bạn phải đảm bảo là theo dõi thường xuyên các khoản phải thu này.

+ Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng, có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù hợp.

+ Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, và chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Trong các yếu tố này, chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhất đến khoản phải thu. Bạn có thể thay đổi mức độ bán chịu để kiểm soát khoản phải thu sao cho phù hợp với sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu có thể kích thích được nhu cầu dẫn tới gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nhưng vì bán chịu sẽ làm phát sinh khoản phải thu, và do bao giờ cũng có chi phí đi kèm theo khoản phải thu nên cần xem xét cẩn thận sự đánh đổi.

b. Hàng tồn kho

+ Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm ( sản phẩm chưa hoàn thành) và thành phẩm chưa được bán. Ví dụ: Quần áo , Gạch ngói, Tivi, Tủ lạnh đã sản xuất hoàn thiện nhưng chưa bán….Những sản phẩm cất trong kho để bán giống như tiền để trên giá sách vậy cho nên phải được theo dõi thật sát sao, nhất là với các doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ.

+ Cần phải duy trì hồ sơ của tất cả các mặt hàng tồn kho để phòng ngừa mất cắp và để lẫn hàng hóa. Giữ số lượng hàng tồn kho cất giữ ở mức tối thiểu đồng thời theo dõi các xu hướng kinh doanh. Ngày mua, số lượng, giá mua, ngày bán và giá bán là tất cả các thông tin liên quan cần có trong hồ sơ hàng tồn kho

c. Khoản phải trả

+ Tài khoản phải trả theo dõi số tiền doanh nghiệp nợ các nhà cung cấp hoặc các hóa đơn điện, nước, thuế chưa trả…

Ví dụ: Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh nhưng trong điều khoản sau 30 – 90 ngày mới phải thanh toán thì đây là khoản phải trả. Chú ý, Bạn chỉ cần đảm bảo thanh toán trước 90 ngày không cần phải trả sớm kể cả khi có tiền sẵn trong két để duy trì lượng tiền mặt trong tay. Trong giai đoạn công ty mới thành lập điều này đặc biệt quan trọng, nên nếu có thể bạn cần phải thương lượng với các nhà cung cấp để gia hạn thời gian thanh toán các khoản nợ cho mình càng dài càng tốt.

d. Nợ dài hạn

+ Nợ dài hạn để theo dõi các khoản nợ thuê tài chính hoặc các khoản nợ khác có thời hạn trả nợ trên 1 năm. Ví dụ: Nợ ngân hàng là món nợ dài hạn công ty mà bạn nên quan tâm. Nợ ngân hàng không hẳn là một điều xấu. Nó sẽ giúp bạn mở rộng hoạt động kinh doanh nhanh chóng. Tuy nhiên nó cũng ẩn chứa rủi ro khi các khoản nợ vượt quá khả năng thanh toán của bạn. Để đảm bảo tỷ lệ vay nợ ngân hàng hợp lý, số tiền lãi trả ngân hàng hàng tháng không vượt quá 20% chi phí cố định và tổng nợ ngân hàng < 3 lần lợi nhuận ròng hàng năm công ty.

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ghi lại dòng tiền chảy vào và chảy ra của doanh nghiệp. Nó cho biết công ty thật sự kiếm được bao nhiêu tiền và dùng hết bao nhiêu tiền trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận được ghi lại ngay khi bán hàng mặc dù chưa nhận được tiền, thuế thu nhập và khấu hao được ghi lại dưới dạng chi phí dù không phải trả tiền ngay lập tức. Nên để biết chính xác số tiền thực sự nhận được của doanh nghiệp, bạn cần đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

+ Dù công ty kiếm được lợi nhuận tốt nhưng nếu số tiền khách hàng nợ nhiều hay công ty phải bỏ ra khoản tiền lớn để bảo trì máy móc, thiết bị thì vẫn thật sự nguy hiểm. Có tiền là mới là vua. Nếu không đủ tiền, công ty không thể trang trải chi phí hàng tháng và buộc phải phá sản.

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Ms Le-

 

Bạn đọc có thể tham khảo các bài viết có liên quan:

>>> Hướng dẫn lập báo cáo tài chính chi tiết - Kế toán Đức Minh  

>>> 5 số liệu mà kế toán cần kiểm tra trước khi lên báo cáo tài chính

>>> Các loại báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định mới nhất

>>> Mức phạt vi phạm về báo cáo tài chính kế toán cần biết - Kế toán Đức Minh

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN