Tin mới

Ký hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận tiền thì nên làm gì?
Trường hợp các bên đã ký kết hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận được tiền xảy ra rất nhiều trên thực tế. Bài viết dưới...
Lợi nhuận trước thuế là gì? Công thức tính lợi nhuận trước thuế
lợi nhuận trước thuế phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ chi...
Cảnh báo hành vi lợi dụng thông tin cá nhân kê khống chi phí lương
Ngày 19/4/2024, Cục Thuế tỉnh Đồng Nai đã ban hành Công văn 2710/CTDON-TTHT cảnh báo hành vi lợi dụng thông tin cá nhân...
Chữ ký số là gì? Hướng dẫn ký hợp đồng bằng chữ ký số
Bước cuối cùng của giao kết hợp đồng điện tử là ký hợp đồng. Tuy nhiên, tùy vào thỏa thuận sử dụng loại chữ ký nào mà...
Có được hoàn trả chi phí khám bệnh khi khám dịch vụ do quên mang thẻ BHYT? Kế toán Đức Minh.
Có được hoàn trả chi phí khám bệnh khi khám dịch vụ do quên mang thẻ BHYT? Để có thể tìm hiểu cụ thể về việc là có được...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Bù trừ công nợ như thế nào? Đối trừ công nợ giữa 3 bên?

08/09/2017 12:01

Có 1 điều dễ hiểu là khi chúng ta bán hàng và mua hàng của bất kỳ đơn vị nào chúng ta đều phải trả tiền (thanh toán). Nếu dưới 20 triệu thanh toán bằng tiền mặt, trên 20 triệu phải chuyển khoản theo Quy định (căn cứ mục C, khoản 1, Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ tài chính quy định các khoản trừ và không được trừ khi xác định thuế thuế TNDN… Sau đây Viện đào tạo Kế toán Đức Minh sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện đối trừ công nợ giữa các thành viên như sau:

Bù trừ công nợ như thế nào? Đối trừ công nợ giữa 3 bên?

Hiểu về đối trừ công nợ

Khi 1 đối tượng vừa có công nợ phải thu, vừa có công nợ phải trả (vừa là khách hàng, vừa là nhà cung cấp) trừ giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả, kế toán sẽ:

  • Xác định các chứng từ công nợ phải thu và chứng từ công nợ phải trả của đối tượng 
  • Thực hiện bù trừ giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả của đối tượng.
  • Cập nhật việc bù trừ công nợ vào sổ theo dõi công nợ của đối tượng

Và khi các bên bù trừ công nợ có nghĩa giữa các đơn vị giao dịch mua bán với nhau và cung cấp hàng hóa lẫn nhau khi đó các đối tượng vừa là người bán đồng thời cũng là người mua thì các bạn cần lập biên bản bù trừ công nợ để cấn trừ cho nhau.

Hàng tháng các đơn vị thành viên làm Biên bản đối chiếu công nợ riêng cho khách hàng (người mua, người bán) về Số dư đầu kỳ tháng 9, số phát sinh trong tháng 10 và tổng cộng số tiền trong tháng. Kế toán cần kiểm tra lại tất cả hóa đơn mua hàng của đơn vị thành viên mà mình đối chiếu công nợ. Trong trường hợp có sai lệch 2 bên kế toán phải đối chiếu lại với bên thành viên, làm rõ nguyên nhân. Nếu là do lỗi của Chi nhánh B đối với chi nhánh A về số lượng có tăng hơn so với hóa đơn thì chi nhánh A ngay lập tức hủy biên bản đối chiếu công nợ với Chi nhánh B. Và yêu cầu chi nhánh B phải xác nhận và làm lại biên bản đối chiếu.

Khi nói về đối chiếu công nợ giữa các thành viên, đương nhiên các thành viên đó cũng có quan hệ mật thiết với Tập đoàn của chính nó. Vì các chi nhánh là những cánh tay dài đắc lực của Tập đoàn.

Ngoài việc các chi nhánh đối chiếu và đối trừ công nợ với nhau, 1 trong các thành viên của Tập đoàn có mua hàng hóa từ tập đoàn và Tập đoàn cũng mua hàng hóa từ các thành viên đó, thì chúng ta cũng tiến hành theo “ mẫu Biên bản đối trừ công nợ”.

Bù trừ công nợ như thế nào? Đối trừ công nợ giữa 3 bên?

Đối trừ công nợ (ĐTCN) hay cấn trừ công nợ (CTCN) giữa Nhà cung cấp và khách hàng có được khấu trừ thuế hay không? Viện Đào tạo kế toán Đức Minh trả lời là có nếu Chi nhánh hoăc các Công ty thực hiện theo quy định như sau:

- Có Hợp đồng kinh tế (ghi rõ trong phần phương thức thanh toán nếu chưa có quy định thanh toán bù trừ công nợ thì ký phụ lục kèm theo)

- Thanh lý hợp đồng

- Biên bản giao hàng hay nghiệm thu, xuất kho

- Bản đối chiếu công nợ: xác nhận của hai bên.

- Các chứng từ đã từng thanh toán, hóa đơn GTGT hoặc thông thường

- Khi các bạn đối trừ công nợ xong, phần còn lại nếu phải trả phải chuyển khoản qua ngân hàng, mới được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Luật đã quy định, nếu các công ty, đơn vị thành viên hoặc Tập đoàn khi thực hiện Biên bản Đối trừ công nợ thì trước đó trong Hợp đồng kinh tế, phần phương thức thanh toán phải ghi rõ, nếu chưa có thì phải ký thêm 1 phụ lục kèm theo nữa.

- Nếu giữa các bên đã thực hiện phương thức thanh toán qua ngân hàng tiền chênh lệch nếu các bên muốn bù trừ công nợ thì phải có công văn, thỏa thuận để được sự đồng ý giữa các bên, và khi đó làm Biên bản bù trừ công nợ thì sẽ được khấu trừ thuế GTGT.

            Viện Đạo kế toán Đức Minh sẽ nêu ra 1 ví dụ nhỏ để các bạn có thể hiểu rõ hơn về đối trừ công nợ 2 bên và các đơn vị thành viên.

- VD1: Đối với công nợ 2 bên

Viện Đào tạo Kế toán Đức Minh mua hàng công ty DMI với giá trị là 55 triệu Nhưng Công ty DMI lại còn nợ của Viện Đào tạo Kế toán Đức Minh 15 triệu. Nên 2 bên thực hiện bù trừ công nợ. Số tiền còn lại 40 triệu Công ty chuyển khoản:

Khi mua hàng:

Nợ 156: 50tr

Nợ 133: 5 tr

Có 331(DMI) :  55 tr

Cấn trừ công nợ:

Nợ 331 (Đức Minh): 15 tr

Có 131: 15 tr

Khi thanh toán:

Nợ 331(DMI): 40 tr

Có 112: 40 tr

- VD2: Đối với Công nợ 3 bên (giữa đơn vị thành viên D, E với Tập đoàn)

Tập đoàn mua hàng của thành viên D số tiền 11 triệu, thành viên E lại mua hàng của Tập đoàn với giá trị 22 triệu. Ba bên tiến hàng làm biên bản đối trừ công nợ như sau:

+ Tập đoàn hạch toán:

Nợ 156: 10 tr

Nợ 1331: 1 tr

Có 331 (T.viên D): 11triệu

+ Thành viên D hạch toán:

Nợ 131 (Tập đoàn): 11 triệu

Có 5111: 10 tr

Có 3331: 1tr

+ Thành viên E hạch toán:

Nợ 156: 20 triệu

Nợ 1331: 2 triệu

Có 331 (Tập đoàn): 22 triệu

            Khi đối trừ công nợ 3 bên hạch toán như sau: Ba bên tiến hành làm biên bản đối trừ công nợ và xác nhận:

 

+ Đối với T.viên D khi bù trừ tiền hàng của Tập đoàn sang:

Nợ 331 (Tập đoàn): 11 triệu

Có 131 (T.viên D): 11 triệu

+ Đối với thành viên D hạch toán:

Nợ 131 (T.viên D): 11 triệu

Có 131 (Tập đoàn): 11 triệu

Khi thanh toán tiền hàng còn thiếu cho Tập đoàn, Thành viên E hạch toán:

Nợ 331 (Tập đoàn): 11 triệu

Có 1121: 11 triệu

(hoặc làm biên bản đối trừ công nợ chuyển tháng sau)

 

Trên đây là những ví dụ về đối trừ công nợ, Kế toán Đức Minh mong sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình hạch toán tại công ty.

Chúc các bạn hoàn thành tốt công việc của mình 1 cách suôn sẻ nhé.

>>> Mẫu Biên bản bù trừ công nợ  tại đây:

http://ketoanducminh.edu.vn/file/120/257/Mau-Bien-ban-bu-tru-cong-no-hay-can-tru-cong-no

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN