Tin mới

Bán nhà cho con rể, cha mẹ vợ có được miễn thuế phí?
Hiện nay, khi thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất, hai bên sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải do cơ quan nào cấp? Kế toán Đức Minh.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là một loại giấy tờ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cho người lao...
Doanh thu bán hàng online bao nhiêu phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Việc mua bán thông qua các trang trực tuyến đã trở thành xu hướng, tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên,...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào là đúng? Kế toán Đức Minh.
Trường hợp nghỉ ốm và muốn xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định thì cần lưu ý gì ?...
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế - Kế toán Đức Minh.
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế thường được xác định bởi các chính sách và quy định của...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Quy định mới về chế độ thai sản bắt đầu có hiệu lực từ năm 2016

31/10/2015 04:52

Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực vào 1/1/2016 bổ sung rất nhiều chế độ thai sản cho người cha, người mang thai hộ và điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng thai sản linh hoạt hơn. Dưới đây là những thay đổi chính của chế độ thai sản mới của Luật Bảo hiểm xã hội.

Quy định mới về chế độ thai sản bắt đầu có hiệu lực từ năm 2016

1. Cha được nghỉ thai sản
Lao động nam đang đóng Bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con cũng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 5 đến 14 ngày. 

Lao động nam được nghỉ 5 ngày làm việc nếu vợ sinh con. Nếu khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi được nghỉ 7 ngày làm việc.

Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc. Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

2. Thai sản cho người mang thai hộ
Trước Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, luật chưa có quy định chế độ thai sản cho người mang thai hộ nhưng từ 1/1/2016 khi Luật Bảo hiểm xã hội mới có hiệu lực thì chính sách này bắt đầu được áp dụng.

Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản về khám thai, sẩy thai, nạo hút, thai chết lưu, chế độ sinh con… từ thời điểm mang thai cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá 6 tháng.

Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Người mẹ nhờ mang thai hộ cũng được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

3. Chế độ thai sản sau sinh mà mẹ chết hoặc con chết
Thời gian hưởng chế độ nếu sau khi sinh con mà con chết được quy định là 4 tháng tính từ ngày sinh con nếu con dưới 2 tháng tuổi hoặc 2 tháng tính từ ngày con chết nếu con từ 2 tháng tuổi trở lên.

Về thời gian hưởng chế độ nếu sau khi sinh con mà mẹ chết, trước đây luật quy định thời gian hưởng là cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi. Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định thời gian hưởng chế độ thai sản trong trường hợp này là thời gian nghỉ thai sản còn lại của người mẹ.

Trường hợp mẹ không đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì cha, người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi con đủ 6 tháng tuổi. Nếu cha, người trực tiếp nuôi không nghỉ việc thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản với thời gian còn lại của mẹ theo quy định.

Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

4. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản
Thời gian hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sau thai sản được quy định là từ 5-10 ngày trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc (thay vì trong 1 năm như trước đây). Trường hợp, người lao động có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày được quy định chung là bằng 30% mức lương cơ sở. Trước đó, tỷ lệ này trong quy định cũ là 25% lương cơ sở nếu nghĩ dưỡng sức, phục hồi tại gia đình, 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi tại cơ sở tập trung.


5. Đi làm trước hạn
Quy định mới về đi làm trước hạn nâng thời gian sau khi sinh con từ đủ 60 ngày trở lên tăng lên ít nhất 4 tháng. Luật mới quy định người nghỉ thai sản phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 6 tháng.

6. Chế độ sẩy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu
Trong trường hợp sẩy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu, lao động nữ được nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi, nghỉ 20 ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi, nghỉ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi và nghỉ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

7. Chế độ thai sản khi nhận con nuôi

Thời gian nghỉ thai sản khi nhận con nuôi được điều chỉnh tho đến khi con đủ 4 tháng tuổi lên cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.

8. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Trường hợp lao động nữ sinh con, mang thai hộ, nhờ mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hay nhận nuôi con nuôi thì được hưởng chế độ thai sản.

Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con mới được hưởng chế độ thai sản.

Lao động đủ điều kiện mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước khi sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Luật Bảo hiểm xã hội còn bổ sung trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì khi vợ sinh con cha được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương cơ sở cho mỗi con./.

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN