Tin mới

Bán nhà cho con rể, cha mẹ vợ có được miễn thuế phí?
Hiện nay, khi thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất, hai bên sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải do cơ quan nào cấp? Kế toán Đức Minh.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là một loại giấy tờ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cho người lao...
Doanh thu bán hàng online bao nhiêu phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Việc mua bán thông qua các trang trực tuyến đã trở thành xu hướng, tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên,...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào là đúng? Kế toán Đức Minh.
Trường hợp nghỉ ốm và muốn xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định thì cần lưu ý gì ?...
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế - Kế toán Đức Minh.
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế thường được xác định bởi các chính sách và quy định của...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Lỗi không xuất hóa đơn đầu ra bị phạt bao nhiêu? Kế toán Đức Minh.

07/03/2023 10:50

Lỗi không xuất hóa đơn đầu ra là một trong những lỗi vi phạm điển hình hành chính về hóa đơn, thuế của một số doanh nghiệp. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn và giao hóa đơn cho người mua. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều công ty do không nắm rõ luật hoặc do sơ suất nên quên không xuất hóa đơn GTGT đầu ra. Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây nhé!

Lỗi không xuất hóa đơn đầu ra bị phạt bao nhiêu? Kế toán Đức Minh.

Chế tài xử phạt đối với hành vi này được quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

1.Quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 4, Nghị định 123/2020/NĐ-CP về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ:

 “1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.”
Trước khi Nghị định 123 được ban hành, tại Điều 90, Luật Quản lý thuế năm 2019 cũng đã có quy định:

 “Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử

1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

 2. Trường hợp người bán có sử dụng máy tính tiền thì người bán đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

 3. Việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế.

 4. Việc cấp mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử dựa trên thông tin của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh lập trên hóa đơn. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

 Như vậy, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua và phải ghi đầy đủ nội dung, sử dụng hóa đơn điện tử theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan Thuế.

2.Lỗi không xuất hóa đơn bị phạt bao nhiêu?

Lỗi không xuất hóa đơn đầu ra bị coi là vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn và quy định xử phạt được nêu rõ tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP:

2.1.Xử phạt về hành vi trốn thuế

Căn cứ theo Điểm c, Khoản 1, Điều 17, Nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt hành vi trốn thuế:

 “1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;”

Theo Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5, Điều 17, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, đối với hành vi không xuất hóa đơn mà có tình tiết tăng nặng hoặc không có tình tiết giảm nhẹ còn có thể bị phạt với mức cao hơn:

+ Phạt tiền bằng 1,5 lần số tiền trốn thuế đối với người nộp thuế không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

+ Phạt tiền 2 lần số tiền trốn thuế đối với người nộp thuế không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ mà có một tình tiết tăng nặng.

+ Phạt tiền 1,5 lần số tiền trốn thuế đối với người nộp thuế không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ mà có hai tình tiết tăng nặng.

+ Phạt tiền ba lần số tiền trốn thuế đối với người nộp thuế không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ mà có ba tình tiết tăng nặng trở lên.

Như vậy, hành vi không xuất hóa đơn đầu ra khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có thể bị liệt kê vào hành vi trốn thuế và bị phạt như trên.

2.2.Xử phạt vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 24, Nghị định 125/2020/NĐ-CP:

 “2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

 mmm b) Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.”

 Như vậy, hành vi không lập hóa đơn tổng hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc trong trường hợp xuất hàng hóa để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương, luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ cũng sẽ bị phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.

Mặt khác, theo Khoản 5, Điều 24, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, người bán sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng - 20 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua, trừ các trường hợp được quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này.

3.Xử lý như thế nào khi không xuất hóa đơn đầu ra?

Nghị định 125/2020/NĐ-CP cũng hướng dẫn xử lý khắc phục hậu quả đối với lỗi không xuất hóa đơn đầu ra. Các trường hợp cụ thể đã nêu ở mục 2 cần xử lý như sau:

3.1.Đối với hành vi bị phạt do trốn thuế

Với hành vi không xuất hóa đơn đầu ra và bị quy vào hành vi trốn thuế, người nộp thuế căn cứ theo Khoản 6, Điều 17, Nghị định 125/2020/NĐ-CP để xử lý:

“6. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.

Trường hợp hành vi trốn thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 ,4, 5 Điều này đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này.

b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.”

3.2.Hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ

Người nộp thuế căn cứ theo Khoản 6, Điều 24 để khắc phục hậu quả. Cụ thể, đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua (hành vi vi phạm tại Khoản 5, Điều 24, Nghị định 125/2020/NĐ-CP), khi người mua có yêu cầu, người bán sẽ buộc lập hóa đơn theo quy định.
Trên đây là quy định chế tài xử phạt đối với lỗi không xuất hóa đơn đầu ra. Việc quên không xuất hoặc bỏ sót không xuất hóa đơn đều ra đều bị quy vào hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn nên doanh nghiệp cần lưu ý để tránh bị phạt. Trường hợp sơ suất vi phạm, doanh nghiệp căn cứ theo hướng dẫn khắc phục hậu quả tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP để xử lý đúng quy định.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan:

>>> Hóa đơn đầu vào quý trước chưa kê khai xử lý thế nào? Kế toán Đức Minh.

>>> Kê khai thừa hóa đơn đầu ra xử lý thế nào? Kế toán Đức Minh

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Ms Le-

 

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN