Tin mới

Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài 2024 thế nào?
Doanh nghiệp Việt Nam có quyền tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc nhưng phải thực hiện thủ tục đăng ký nhu cầu...
Không đăng ký chương trình khuyến mại có bị phạt không?
Thương nhân tổ chức hoạt động khuyến mại mà không đăng ký chương trình khuyến mại thì có bị xử phạt hay không? Mức xử...
Hoạt động khuyến mại nào phải đăng ký? Thủ tục như thế nào?
Những hoạt động khuyến mại phải đăng ký bao gồm gì? Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký hoạt động khuyến mại? Hồ sơ đăng...
Thuế tiêu thụ đặc biệt có áp dụng với cây thuốc lá hay không? Kế toán Đức Minh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ...
Tài liệu kế toán là hóa đơn được lưu trữ trong thời hạn bao lâu? Kế toán Đức Minh.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc duy trì hồ sơ kế toán là một phần không thể thiếu đối với mọi tổ chức và...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Khu phi thuế quan là gì? Ví dụ về khu phi thuế quan tại Việt Nam – Kế toán Đức Minh.

05/12/2022 04:17

Cụm từ “Khu phi thuế quan” có lẽ chúng ta đã từng nghe qua khi làm kế toán. Tuy nhiên khu phi thuế quan là gì? Ở Việt Nam có những khu phi thuế quan ở đâu? Bài viết sau đây, Kế toán Đức Minh sẽ giải đáp giúp bạn đọc những thắc mắc cơ bản này nhé!

Khu phi thuế quan là gì? Ví dụ về khu phi thuế quan tại Việt Nam – Kế toán Đức Minh.

1.Pháp luật về khu phi thuế quan ?

Trên thực tế hiện nay, cả đối với pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam vẫn chưa có định nghĩa về phi thuế quan là gì ? Tuy nhiên, đi từ khái niệm về thuế quan được định nghĩa là thuế do hải quan của một nước thu đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu khi vận chuyển qua cửa khẩu của nước đó. Vậy, phi thuế quan chính là việc cơ quan hải quan của các nước không áp dụng và không tiến hành thu các loại thuế liên quan đến việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu đối với một mặt hàng nào đó. Việc áp dụng hình thức phi thuế quan mang lại những ảnh hưởng đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các quốc gia đối tác và việc áp dụng phi thuế quan được điều chỉnh theo quy định pháp luật mỗi quốc gia.

Từ định nghĩa về phi thuế quan, việc áp dụng hình thức này đối với từng khu vực vô cùng quan trọng. Căn cứ theo Điều 4 - Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 định nghĩa như sau:

" Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm Điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu ".

Bên cạnh đó, định nghĩa về khu phi thuế quan tại Quyết định số 100/2009/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu như sau:

" Khu phi thuế quan là khu vực địa lý có ranh giới xác định, được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan, có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hóa và phương tiện ra vào khu ".

Theo luật định, Khu phi thuế quan thường là những khu vực thuộc khu kinh tế hoặc các khu kinh tế cửa khẩu bao gồm:

+ Khu bảo thuế ;

+ Khu kinh tế thương mại đặc biệt ;

+ Khu thương mại công nghiệp ;

+ Khu thương mại tự do và các khu có tên gọi khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu ;

+ Nội địa là phần lãnh thổ Việt Nam bên ngoài khu phi thuế quan.

2.Đối tượng nào được phép hoạt động trong khu vực phi thuế quan ?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 - Quyết định số 100/2009/QĐ-TTg quy định về những đối tượng được phép hoạt động trong khu vực phi thuế quan như sau:

+ Đối tượng hoạt động trong khu phi thuế quan được hiểu là những doanh nghiệp khu phi thuế quan ;

+ Thương nhân Việt Nam ;

+ Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam ;

+ Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam ;

+ Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

3.Hoạt động của khu vực phi thuế quan hiện nay ?

Giống như các quốc gia áp dụng hình thức phi thuế quan, đối với lãnh thổ Việt Nam, khu vực phi thues quan cũng có ranh giới xác định, được thành lập theo quy định của thủ tướng chính phủ, quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu vực này và bên ngoài là quan hệ xuát khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa. Để được hợp pháp hóa đi vào hoạt động, doanh nghiệp thành lập trong khu vực phi thuế quan cần đáp ứng những điều kiện sau đây:

- Được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ;

- Có ranh giới xác định ;

- Được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài, có hàng rào cứng bao quanh khu trừ các khu kinh tế – thương mại đặc biệt của mỗi quốc gia ;

- Có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng khác có liên quan, có tổ chức Hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa và phương tiện ra, vào khu ;

- Không có dân cư sinh sống bên trong ;

- Có quy chế kiểm soát hàng hóa ra vào chặt chẽ ;

- Khu phi thuế quan có thể nằm trong khu công nghiệp và thỏa mãn yêu cầu trên ;

- Mua bán hàng hóa trong khu phi thuế quan sẽ được coi là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

Sau khi đáp ứng đủ những điều kiện thành lập, doanh nghiệp hoạt động trong khu phi thuế quan lựa chọn loại hình hoạt động phù hợp như sau:

+ Các hoạt động thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các hoạt động khác quy định tại Luật Thương mại;

+ Sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, chế biến hàng hóa.

+ Các hoạt động đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan của Việt Nam về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

4.Tác động của việc thành lập khu phi thuế quan với xã hội ?

a.Ưu điểm của việc thành lập khu phi thuế quan trên thực tế

- Thứ nhất, việc thành lập các khu phi thuế quan hay được hiểu là các doanh nghiệp hoạt động được miễn thuế, điều này nhằm giải quyết chế độ việc làm cho người lao động, tránh tình trạng thất nghiệp gây tệ nạn xã hội, gây rối trật tự công cộng, đồng thời đào tạo kiến thức và kỹ năng cho người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề của mình ;

- Thứ hai, các khu phi thuế quan thường tập hợp các doanh nghiệp hoạt động sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh thương mại trao đổi sản phẩm và hàng hóa tại khu kinh tế tài chính cho hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Tại khu phi thuế quan sẽ vô cùng thuận tiện trong việc kết nối với những doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn có thời cơ tiếp xúc, tìm hiểu và hợp tác với nhau trên những cửa khẩu khác nhau. Đây chính là tín hiệu khả quan cho cho sự giao lưu và hội nhập các loại hàng hóa với thị trường quốc tế trong và ngoài nước.

- Thứ ba, việc tổ chức các khu phi thuế quan nhằm tạo nên những ưu đãi về thuế thu nhập cho doanh nghiệp nói chung. Khi hoạt động trong khu vực phi thuế quan doanh nghiệp có thể được hưởng rất nhiều ưu đãi khi doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đi nước ngoài được miễn giảm thuế và không phải chịu bất kỳ một loại thuế thu nhập cá nhân hay thuế giá trị gia tăng nào. Đồng thời doanh nghiệp cũng có thể đưa sản phẩm đó xuất khẩu ra nước ngoài hoặc các nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể vào Việt Nam để cung cấp mặt hàng theo yêu cầu, dịch vụ từ nội địa Việt Nam xuất khẩu vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%.

- Việc thành lập khi phi thuế quan có thể học hỏi kinh nghiệp từ nước ngoài. Ngoài ra, việc thành lập khu phi thuế quan sẽ góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đồng thời bảo hộ sản xuất trong nước một cách hiệu quả.

b.Nhược điểm của việc thành lập khu phi thuế quan trên thực tế

- Thứ nhất, do hoạt động trong khu phi thuế quan của các doanh nghiệp theo hình thức tập trung nên sẽ bất cập về khâu quản lý về con người ;

- Thứ hai, cũng như về con người việc quản lý hàng hóa cũng gặp nhiều hạn chế, rủi ro, hàng hóa không đạt chuẩn vào nước ta. Ví dụ, đối với vấn đề kiểm soát các nguồn nhập khẩu thực phẩm đông lạnh từ nước ngoài vào Việt Nam như: thịt ba chỉ bò Mỹ nhưng nguồn gốc xuất xứ có thể từ Trung Quốc làm giả bao bì tuồn vào Việt Nam, việc nhập khẩu thịt gà, chân gà đông lạnh cho kinh doanh đồ ăn nhanh nhưng thực tế những thực phẩm này đã bị đông lạnh không rõ năm sản xuất,... gây đe dọa trực tiếp đến uy tín của người kinh doanh cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

- Thứ hai, do nằm trong khu phi thuế quan nên chế độ đãi ngộ ưu tiên cũng sẽ làm ảnh hưởng đến thị trường trong nước, nếu việc quản lý không được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Khi đó, những sản phẩm nước ngoài du nhập vào qua khu phi thuế quan có giá rẻ hơn, cạnh tranh không lành mạnh với thị trường trong nước, dẫn đến việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp trong nước bị trì trệ, kém năng xuất.

5.Những khu phi thuế quan tại Việt Nam hiện nay ?

Hiện nay, ở Việt Nam hiện nay các khu phi thuế quan được pháp luật quản lý chặt chẽ và những khu phi thuế quan hoạt động được liệt kê cụ thể tại Quyết định 100/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản hợp nhất số 16/VBHN-BTC. Các khu phi thuế quan được phân chia dựa theo đặc điểm và hoạt đọng kinh tế riêng biệt như sau:

- Đối với khu phi thuế quan thông thường :

+ Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp ;

+ Các khu kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế nhưng khu phi thuế quan theo Quyết định 100/2009/QĐ-TTg, thông thường quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các khu kinh tế này với bên ngoài chủ yếu là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

- Đối với khu thuế quan là khu kinh tế và khu kinh tế cửa khẩu :

+ Khu bảo thuế, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp, khu thương mại tự do ;

+ Các khu có tên gọi khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

Danh sách những khu phi thuế quan đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay:

 

Tên tỉnh

Khu phi thuế quan thuộc

Quảng Ninh

Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái

Khu kinh tế Vân Đồn - Quảng Ninh

Lạng Sơn

Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn

Cao Bằng

Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng

Lào Cai

Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai

Hà Giang

Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang

Thanh Hóa

Khu kinh tế Nghi Sơn

Nghệ An

Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An

Hà Tĩnh

Khu kinh tế Vũng Áng

Quảng Bình

Khu kinh tế Hòn La

Thừa Thiên - Huế

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Quảng Nam

Khu kinh tế thương mại Chu Lai

Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang

Quảng Ngãi

Khu kinh tế Dung Quất

Bình Định

Khu kinh tế Nhơn Hội

Khánh Hòa

Khu kinh tế Vân Phong

Tây Ninh

Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài

Kiên Giang

Khu phi thuế quan Phú Quốc

Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên

Phú Yên

Khu kinh tế Nam Phú Yên

Cà Mau

Khu kinh tế Năm Căn

 

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan:

>>> Khu phi thuế quan và những điều cần biết - Kế toán Đức Minh.

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Ms Le-

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN