Tin mới

Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài 2024 thế nào?
Doanh nghiệp Việt Nam có quyền tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc nhưng phải thực hiện thủ tục đăng ký nhu cầu...
Không đăng ký chương trình khuyến mại có bị phạt không?
Thương nhân tổ chức hoạt động khuyến mại mà không đăng ký chương trình khuyến mại thì có bị xử phạt hay không? Mức xử...
Hoạt động khuyến mại nào phải đăng ký? Thủ tục như thế nào?
Những hoạt động khuyến mại phải đăng ký bao gồm gì? Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký hoạt động khuyến mại? Hồ sơ đăng...
Thuế tiêu thụ đặc biệt có áp dụng với cây thuốc lá hay không? Kế toán Đức Minh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ...
Tài liệu kế toán là hóa đơn được lưu trữ trong thời hạn bao lâu? Kế toán Đức Minh.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc duy trì hồ sơ kế toán là một phần không thể thiếu đối với mọi tổ chức và...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Hộ kinh doanh cá thể phải nộp những loại thuế gì? Kế toán Đức Minh.

03/06/2021 07:48

Kinh tế hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh là một lực lượng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, việc kê khai và nộp các loại thuế cho hộ kinh doanh còn gặp khá nhiều khó khăn khi thực hiện. Vậy Hộ kinh doanh cá thể phải nộp những loại thuế gì? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây nhé!

Hộ kinh doanh cá thể phải nộp những loại thuế gì? Kế toán Đức Minh.

1.Hộ kinh doanh cá thể có phải kê khai thuế?

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu và số lượng lao động đáp ứng từ mức cao nhất tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ phải thực hiện chế độ kế toán và kê khai nộp thuế.

Kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh là 10 ngày làm việc người nộp thuế phải đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế.

2.Hộ kinh doanh cá thể phải nộp những loại thuế gì?

Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống sẽ được miễn thuế không phải nộp. Căn cứ vào doanh thu hàng năm của hộ kinh doanh, theo đó các loại thuế phải nộp đối với hộ kinh doanh như sau:

+ Lệ phí môn bài;

+ Thuế giá trị gia tăng (GTGT);

+ Thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

3.Cách tính thuế hộ kinh doanh cá thể

3.1.Lệ phí môn bài

Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 22/2020/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 65/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính hộ kinh doanh áp dụng mức thu lệ phí môn bài cụ thể như sau:

– Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán sẽ được miễn lệ phí môn bài bao gồm:

+ Có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống;

+ Hoạt động không thường xuyên hoặc không có địa điểm kinh doanh cố định;

+ Hoạt động sản xuất, kinh doanh lần đầu

– Ngoài trường hợp trên, mức thu đối với HKD thuộc diện phải nộp lệ phí môn bài như sau:

+ Doanh thu từ trên 500 triệu đồng/năm là: 1.000.000 đồng/năm;

+ Doanh thu từ 300 đến 500 triệu đồng/năm là: 500.000 đồng/năm;

+ Doanh thu từ trên 100 đến 300 triệu đồng/năm là: 300.000 đồng/năm.

Ví dụ: HKD A thành lập tháng 08/2020 và doanh thu của 5 tháng kinh doanh thực tế là 80 triệu đồng (trung bình 20 triệu/tháng) thì doanh thu tương ứng của 1 năm là 240 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy, HKD A phải nộp thuế môn bài là 150.000 đồng (1/2 thuế môn bài vì thành lập 06 tháng cuối năm).

3.2.Cách tính thuế GTGT và thuế TNCN

Thuế GTGT và thuế TNCN chỉ áp dụng đối với những Hộ kinh doanh có thu nhập > 100 triệu đồng/năm.

– Xác định thuế phải nộp

Căn cứ theo Điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì tiền thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân mà hộ kinh doanh phải nộp trong năm 2021 sẽ được tính như sau:

Tiền thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT.

Tiền thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN.

Như vậy, để tính được số thuế mà hộ kinh doanh phải nộp thì trước hết phải xác định và tính được doanh thu và tỷ lệ tính thuế theo từng ngành hoặc lĩnh vực, cụ thể:

– Doanh thu tính thuế

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định doanh thu tính thuế như sau:

+ Doanh thu để tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân sẽ là khoản doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ số tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng các dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

+ Trường hợp cá nhân thực hiện nộp thuế khoán và có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế quản lý cấp thì doanh thu tính thuế sẽ được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn thực tế.

+ Trường hợp cá nhân có thực hiện hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân đó sẽ phải thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề đó.

+ Trường hợp cá nhân kinh doanh mà không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc việc xác định doanh thu không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế quản lý có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

– Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định thì tùy từng ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh hoạt động mà tỷ lệ thuế quy định khác nhau như sau:

Lĩnh vực

Tỷ lệ thuế GTGT

Tỷ lệ thuế TNCN

Phân phối, cung cấp sản phẩm hàng hóa

1%

0,5%

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu

5%

2%

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu

3%

1,5%

Hoạt động kinh doanh khác

2%

1%

Ví dụ: Hộ gia đình B thực hiện. Năm 2019 hộ gia đình B có doanh thu là 360 triệu đồng (>300 triệu) thì hộ gia đình B thuộc diện phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN trên tổng doanh thu là 360 triệu đồng.

Tiền thuế GTGT phải nộp: 360 triệu x 1% = 3,6 triệu đồng.

Tiền thuế TNCN phải nộp: 360 triệu x 0,5% = 1,8 triệu đồng.

3.3.Cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh cá thể

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về nguyên tắc khai thuế khoán đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh như sau:

– Nộp thuế khoán và thực hiện khai thuế khoán một năm một lần tại Chi cục Thuế nơi cá nhân đặt địa điểm kinh doanh và không phải thực hiện quyết toán thuế.

– Nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế quản lý thì ngoài việc khai doanh thu khoán, cá nhân sẽ tự khai và nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn theo quý.

– Trường hợp kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh với các tổ chức, tài sản để tham gia hợp tác kinh doanh sẽ thuộc sở hữu của cá nhân, không xác định được doanh thu kinh doanh thì cá nhân sẽ ủy quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay theo phương pháp khoán. Tổ chức sẽ có trách nhiệm phải khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán tại cơ quan thuế quản lý tổ chức đó.

4.Kỳ hạn nộp thuế cho hộ kinh doanh

4.1.Thời hạn nộp hồ sơ

Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì chậm nhất là ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế phải nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán.

– Đối với trường hợp cá nhân nộp thuế khoán mới ra kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô hoạt động kinh doanh trong năm thì thời hạn để nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô hoạt động kinh doanh.

– Đối với trường hợp cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế quản lý thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn chậm nhất sẽ là ngày thứ ba 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

4.2.Thời hạn gửi thông báo thuế phải nộp

Cơ quan thuế quản lý sẽ gửi thông báo nộp thuế tới cá nhân nộp thuế khoán (bao gồm cả các cá nhân thuộc diện phải nộp thuế và các cá nhân thuộc diện không phải nộp thuế) chậm nhất là ngày 20/01 hằng năm.

Thông báo sẽ được gửi trực tiếp đến cá nhân kinh doanh (có ký nhận của người nộp thuế về việc đã nhận thông báo) hoặc cơ quan thuế sẽ phải thực hiện việc gửi thông báo qua bưu điện theo hình thức gửi thư bảo đảm.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán mới ra kinh doanh thì cơ quan thuế sẽ gửi thông báo nộp thuế cho cá nhân nộp thuế khoán chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo tháng có phát sinh tiền thuế phải nộp.

4.3.Thời hạn nộp thuế

Căn cứ theo điểm b khoản 9 Điều 6 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì thời hạn nộp thuế đối với cá nhân, hộ kinh doanh theo phương pháp khoán sẽ xác định như sau:

– Căn cứ theo Thông báo nộp thuế, cá nhân nộp thuế khoán sẽ phải nộp tiền thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân của quý thì thời hạn chậm nhất là ngày cuối cùng của quý.

– Trong trường hợp cá nhân nộp thuế khoán và có đăng ký sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế quản lý cấp thì thời hạn nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn chậm nhất sẽ là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

5.Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế ở đâu?

Hộ kinh doanh nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh phát sinh vướng mắc và có ý kiến phản hồi về doanh thu và mức thuế khoán thì liên hệ với cơ quan thuế quản lý để được giải đáp theo các cách sau:

+ Trường hợp: nộp Tờ khai thuế ổn định đầu năm (mẫu 01a/CNKD, 01b/CNKD, 01/CNKD) đến Tổ công tác tiếp nhận tờ khai thuế đặt tại UBND xã, phường.

+ Trường hợp hộ kinh doanh mới ra hoạt động kinh doanh hoặc có thay đổi về hoạt động kinh doanh như ngành nghề hoặc quy mô trong năm thì sẽ nộp Tờ khai thuế (mẫu 01/CNKD) phát sinh trong năm đến Đội thuế Liên phường quản lý, chậm nhất trong thời gian là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc có sự thay đổi về hoạt động kinh doanh.

+ Trường hợp hộ kinh doanh có đăng ký sử dụng hóa đơn quyển của cơ quan thuế, nộp Báo cáo sử dụng hoá đơn (mẫu 01/BC-SDHĐ-CNKD) theo quý đến Bộ phận “một cửa” của Chi cục Thuế quản lý chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo.

+ Trường hợp hộ kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn lẻ của cơ quan thuế nộp Tờ khai thuế (mẫu 01/CNKD) cùng với hồ sơ xin mua hóa đơn lẻ theo đúng quy định pháp luật thuế .

Ngoài ra có thể liên hệ trực tiếp đến Bộ phận Một cửa của chi cục Thuế hoặc gửi ý kiến đóng góp đến địa chỉ hòm thư điện tử của Chi cục Thuế được niêm yiết công khai tại Bộ phận Một cửa. Cơ quan thuế trực tiếp quản lý sẽ có trách nhiệm giải đáp chậm nhất là trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi từ hộ kinh doanh.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan:

>>> Hộ kinh doanh có được đăng ký nhiều ngành, nghề? Kế toán Đức Minh.

>>> 3 điểm lưu ý khi chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp – Kế toán Đức Minh.

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-MsLe-

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN