Tin mới

Thuế tiêu thụ đặc biệt có áp dụng với cây thuốc lá hay không? Kế toán Đức Minh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ...
Tài liệu kế toán là hóa đơn được lưu trữ trong thời hạn bao lâu? Kế toán Đức Minh.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc duy trì hồ sơ kế toán là một phần không thể thiếu đối với mọi tổ chức và...
TẠI SAO NÊN LẤY VỢ KẾ TOÁN
Có nên lấy vợ kế toán hay không? Tại sao nên lấy vợ kế toán? Cùng Kế toán Đức Minh giải đáp rõ hơn qua bài viết sau đây...
Kế toán cần lưu ý những bộ chứng từ kế toán gì đối với từng nghiệp vụ - Kế toán Đức Minh.
Đối với từng nghiệp vụ kế toán sẽ cần những chứng từ riêng biệt. Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu chi tiết hơn về những...
Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi sổ kế toán thuế được dùng để làm gì? Kế toán Đức Minh.
Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi sổ kế toán thuế là một công cụ quan trọng trong quá trình quản lý kế toán thuế của...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Chuyển tuyến thế nào để được hưởng bảo hiểm y tế lợi nhất? – KTĐM

01/10/2020 05:27

Như chúng ta hiểu là cứ mua bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh tại đúng tuyến đăng ký bảo hiểm thì sẽ được bảo hiểm chi trả mức tối đa nhất. Tuy nhiên, như đã nêu ở bài viết trước thì có 12 trường hợp sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả mặc dù khám chữa bệnh đúng tuyến. Vậy, với trường hợp trái tuyến thì bảo hiểm y tế sẽ chi trả như nào? Và nên chuyển tuyến thế nào để được hưởng bảo hiểm y tế lợi nhất?

Chuyển tuyến thế nào để được hưởng bảo hiểm y tế lợi nhất? – KTĐM

1. Thế nào là chuyển tuyến khám chữa bệnh?

Hiện nay không có định nghĩa cụ thể chuyển tuyến khám chữa bệnh là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu chuyển tuyến khám chữa bệnh là việc chuyển bệnh nhân từ cơ sở khám chữa bệnh này sang cơ sở khám chữa bệnh khác theo yêu cầu chuyên môn kỹ thuật hoặc theo nguyện vọng của người bệnh.

Theo đó, Điều 4 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định có 03 hình thức chuyển tuyến gồm:

- Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự tuyến 04 chuyển lên tuyến 03, tuyến 03 chuyển lên tuyến 02, tuyến 02 chuyển lên tuyến 01 hoặc không theo trình tự này nếu cơ sở khám chữa bệnh trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp;

- Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới;

- Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh trong cùng tuyến.

Trong đó, theo quy định tại Điều 3 Thông tư 43/2013/TT-BYT, việc phân loại các tuyến quy định như sau:

- Tuyến 01 là tuyến Trung ương. Đây là tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật gồm các bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…

- Tuyến 02 là tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm bệnh viện xếp hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện hạng I, hạng II thuộc Sở Y tế…

- Tuyến 03 là tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh gồm các bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, trung tâm y tế huyện có chức năng khám chữa bệnh ở những địa phương chưa có bệnh viện huyện, bệnh xá công an tỉnh, phòng khám đa khoa, chuyên khoa…

- Tuyến 04 là tuyến xã, phường, thị trấn bao gồm trạm y tế xã, trạm xá, phòng khám bác sĩ gia đình…

2. Chuyển tuyến thế nào để được hưởng BHYT lợi nhất?

Nhiều khi việc chuyển tuyến sẽ khiến cơ sở khám chữa bệnh nơi chuyển bệnh nhân đến lâm vào tình trạng quá tải. Do đó, để hạn chế việc chuyển tuyến “vô tội vạ”, Bộ Y tế đưa ra một số điều kiện được coi là chuyển tuyến đúng tuyến tại Điều 5 Thông tư 14 năm 2014:

STT

Trường hợp

Điều kiện

1

Chuyển từ tuyến dưới lên tuyến trên

- Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị của tuyến dưới;

- Cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới không đủ điều kiện chẩn đoán và điều trị do điều kiện khách quan;

- Cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;

- Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 04).

2

Từ tuyến trên về tuyến dưới

Phù hợp khi người bệnh đã được chẩn đoán, được điều trị qua giai đoạn cấp cứu, xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới.

3

Chuyển giữa các cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến

- Bệnh không phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt;

- Do điều kiện khách quan cơ sở khám chữa bệnh không đủ điều kiện chẩn đoán và điều trị;

- Bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến dự kiến chuyển đến đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt.

4

Chuyển tuyến trên các địa bàn giáp ranh

Khám chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh (khoản 4 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP).

5

Cấp cứu

Theo khoản 4 Điều 11 Thông tư 40 năm 2015:

- Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào.

- Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn.

Những trường hợp nêu trên được coi là chuyển đúng tuyến và người bệnh sẽ được hưởng nguyên mức hưởng BHYT của mình. Ngược lại, nếu không thuộc các trường hợp nêu trên thì được coi là chuyển vượt tuyến.

Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về kế toán bạn có thể ghé thăm website: https://ketoanducminh.edu.vn/ hoặc đăng ký tham gia ngay lớp học kế toán tại các chi nhánh của Đức Minh..

Bạn nào quan tâm xem chi tiết tại đây:

>>> Khóa học kế toán tổng hợp online.

>>> Đăng ký khóa học kế toán tổng hợp online – Kế toán Đức Minh.

- Ngọc Anh-

Các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết liên quan:

=>>> 12 trường hợp không được hưởng BHYT dù khám chữa bệnh đúng tuyến - KTĐM

=>>> Những đối tượng nào thì được thanh toán 100% bảo hiểm y tế?

=>>> Người lao đông nghỉ việc, thẻ bảo hiểm y tế có còn giá trị không?

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN