Tin mới

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?
Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ,...
Ký hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận tiền thì nên làm gì?
Trường hợp các bên đã ký kết hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận được tiền xảy ra rất nhiều trên thực tế. Bài viết dưới...
Lợi nhuận trước thuế là gì? Công thức tính lợi nhuận trước thuế
lợi nhuận trước thuế phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ chi...
Cảnh báo hành vi lợi dụng thông tin cá nhân kê khống chi phí lương
Ngày 19/4/2024, Cục Thuế tỉnh Đồng Nai đã ban hành Công văn 2710/CTDON-TTHT cảnh báo hành vi lợi dụng thông tin cá nhân...
Chữ ký số là gì? Hướng dẫn ký hợp đồng bằng chữ ký số
Bước cuối cùng của giao kết hợp đồng điện tử là ký hợp đồng. Tuy nhiên, tùy vào thỏa thuận sử dụng loại chữ ký nào mà...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức

Đóng bảo hiểm xã hội bị trùng: Xử lý thế nào để không ảnh hưởng quyền lợi?

25/03/2023 04:18

Việc đóng bảo hiểm xã hội bị trùng là lý do khiến rất nhiều người lao động không được giải quyết chế độ bảo hiểm sau khi nghỉ việc. Vậy làm thế nào để xử lý trường hợp này để không ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm?

Đóng bảo hiểm xã hội bị trùng: Xử lý thế nào để không ảnh hưởng quyền lợi?

1. Đóng bảo hiểm xã hội bị trùng giữa các công ty, xử lý thế nào?

Về nguyên tắc, mỗi người lao động đi làm chỉ được cấp một sổ bảo hiểm xã hội. Ngay cả khi làm việc cho nhiều người sử dụng lao động cùng lúc, người lao động cũng chỉ tiến hành chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên (căn cứ khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội).

Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bị trùng phải thực hiện thủ tục giảm trùng bằng cách gộp các sổ BHXH (theo khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017).

Căn cứ Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021, thủ tục gộp các sổ bảo hiểm xã hội do đóng trùng có thể được thực hiện thông qua doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc hoặc người lao động tự mình thực hiện thủ tục.

Khi thực hiện thủ tục gộp sổ BHXH do đóng trùng, người lao động sẽ được cơ quan BHXH hoàn trả số tiền đóng trùng.

Số tiền hoàn trả cho người lao động

=

Tiền đóng quỹ hưu trí tử tuất và quỹ bảo hiểm thất nghiệp của người lao động

+

Tiền đóng BHXH, BHTN thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động

(Số tiền hoàn trả không bao gồm tiền lãi)

Cơ quan BHXH quản lý nơi người lao động đang làm việc hoặc đang sinh sống sẽ thực hiện hoàn trả tiền bảo hiểm đóng trùng cho người lao động.

2. Đến đâu để gộp các sổ bảo hiểm xã hội bị đóng trùng?

Theo điểm e khoản 3.1 Điều 43 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, cơ quan BHXH quản lý nơi người lao động đang làm việc hoặc đang sinh sống thực hiện hoàn trả tiền bảo hiểm đóng trùng cho người lao động.

Do đó, để được giải quyết thủ tục gộp sổ do đóng bảo hiểm xã hội bị trùng cần đến một trong 02 địa chỉ sau:

- Cơ quan BHXH chịu trách nhiệm quản lý doanh nghiệp mà người lao động đang làm việc.

- Cơ quan BHXH nơi người lao động đang sinh sống.

3. Thủ tục gộp sổ do đóng bảo hiểm xã hội bị trùng

Theo hướng dẫn tại Quyết định 222/QĐ-BHXH và Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021, thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội do đóng trùng được thực hiện nhau sau:

* Trường hợp đang làm việc cho doanh nghiệp:

- Người thực hiện thủ tục gộp sổ BHXH: Người sử dụng lao động.

- Cơ quan tiếp nhận: Cơ quan BHXH nơi đang đóng bảo hiểm.

- Thủ tục gộp sổ được thực hiện theo 03 bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

Phương thức nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam hoặc dịch vụ I-VAN.

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHTN (Mẫu TK1-TS).

- Tất cả các sổ BHXH bị đóng trùng của người lao động.

Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.

Thời hạn giải quyết: Tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả đã giải quyết.

Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ trả kết quả bao gồm:

- Sổ BHXH sau khi gộp.

- Tiền BHXH được hoàn trả do đóng trùng.

- Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS).

* Trường hợp không thuộc quản lý của doanh nghiệp:

- Người thực hiện thủ tục gộp sổ BHXH: Người lao động.

- Cơ quan tiếp nhận: Cơ quan BHXH nơi người lao động đang cư trú (thường trú hoặc tạm trú).

- Thủ tục gộp sổ được thực hiện theo 03 bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

Phương thức nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam hoặc dịch vụ I-VAN.

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHTN (Mẫu TK1-TS).

- Tất cả các sổ BHXH bị đóng trùng của người lao động.

Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.

Thời hạn giải quyết: Tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Bước 3: Người lao động đến nhận kết quả đã giải quyết.

Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ trả kết quả bao gồm:

- Sổ BHXH sau khi gộp.

- Tiền BHXH được hoàn trả do đóng trùng.

- Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS).

4. Không gộp sổ khi đóng bảo hiểm bị trùng gặp bất lợi gì?

Khi đóng bảo hiểm xã hội bị trùng mà không gộp các sổ BHXH trùng nhau, người lao động sẽ bị gặp một số bất lợi sau đây:

- Bị từ chối giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc.

Nếu không gộp sổ BHXH nhanh chóng, người lao động sẽ mất đi cơ hội được giải quyết trợ cấp thất nghiệp. Bởi theo Điều 46 Luật Việc làm, người lao động chỉ có thời gian 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động để nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Bị trả lại hồ sơ đề nghị hưởng BHXH 1 lần.

- Bị trả lại hồ sơ đề nghị hưởng lương hưu dù đã đủ tuổi và đủ số năm đóng bảo hiểm tối thiểu để hưởng lương hưu.

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN