Tin mới

Những công việc kế toán, nhân sự mà doanh nghiệp cần làm trong tháng 09/2024 – Kế toán Đức Minh.
Tháng 9 này kế toán, nhân sự cần chú ý những công việc gì? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây...
Những điều kế toán mới ra trường cần phải biết
Kết thúc những ngày tháng tươi đẹp của một thời sinh viên các bạn sẽ phải đối mặt với những thử thách vô cùng khó khăn...
Cách viết một đơn xin việc đối với kế toán và những lưu ý khi gửi hồ sơ xin việc.
Bất cứ ai trong đời cũng phải đi xin việc ít thì cũng một lần và đa số là đi xin việc nhiều lần. Đặc biệt đối với các...
QUY TRÌNH KẾ TOÁN THEO DÕI CÔNG NỢ
Quy trình kế toán công nợ phải trả liên quan chặt chẽ đến quy trình kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp bao gồm quy trình...
Hạch toán thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là thuế gián thu phải nộp cho Nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Cách hạch toán thuế tài...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Khi nào TSCĐ được hình thành là TSCĐ? Kế toán Đức Minh

24/05/2021 10:50

Xây dựng, sản xuất khi hình thành tài sản cố định thì doanh nghiệp có cần phải lập hóa đơn hay không và cách hạch toán các loại tài sản cố định hình thành tự xây dựng, thủ tục với tài sản cố định tự xây dựng này sẽ như thế nào. Dưới đây là một số hướng dẫn căn bản giúp kế toán tránh khỏi các sai sót trong quá trình thực hiện.

Khi nào TSCĐ được hình thành là TSCĐ? Kế toán Đức Minh

1. Có phải lập hóa đơn nghiệm thu đối với tài sản cố định tự xây dựng

Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định:

“4. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ.

Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định (tài sản cố định tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế gtgt thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn. Thuế gtgt đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm được kê khai, khấu trừ theo quy định.”


Theo điều 4 thông tư số 45/2013/TT-BTC Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất quy định:

  • Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp tài sản cố định đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.
  • Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của tài sản cố định hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đưa tài sản cố định hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất).
  • Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng: Nguyên giá tài sản cố định do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác. Trường hợp tài sản cố định do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.


Như vậy:

  • Nếu doanh nghiệp tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định thì khi nghiệm thu, bàn giao không cần phải lập hóa đơn
  • Nếu doanh nghiệp thuê một đơn vị sản xuất, xây dựng TSCĐ thì khi nghiệm thu, bàn giao phải xuất hóa đơn

 

2. Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:
  • Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh vừa sử dụng cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí được trừ đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Trường hợp doanh nghiệp có công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo đúng mức trích khấu hao và thời gian sử dụng tài sản cố định quy định hiện hành của Bộ Tài chính đối với các công trình này nếu đáp ứng các điều kiện như sau:
  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên doanh nghiệp (trong trường hợp đất thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp) hoặc có hợp đồng thuê đất, mượn đất giữa doanh nghiệp với đơn vị, cá nhân có đất và đại diện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hợp đồng (trong trường hợp đất đi thuê hoặc đi mượn).
  • Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao kèm theo hợp đồng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng, quyết toán giá trị công trình xây dựng mang tên, địa chỉ và mã số thuế của doanh nghiệp.
  • Công trình trên đất được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định hiện hành về quản lý tài sản cố định.”

Lưu ý:

 

Nếu Doanh nghiệp bạn có công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

 

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên doanh nghiệp (nếu đất thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp)
  • Hợp đồng thuê đất, mượn đất giữa doanh nghiệp với đơn vị, cá nhân có đất (nếu đất đi thuê hoặc đi mượn).
  • Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao.
  • Hợp đồng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng, quyết toán giá trị công trình xây dựng mang tên, địa chỉ và mã số thuế của doanh nghiệp.
  • Nếu doanh nghiệp bạn tự xây dựng thì cần biên bản nghiệm thu, bàn giao quyết toán giá trị công trình.

 

3. Cách hạch toán tài sản cố định tự xây dựng, sản xuất

Trong quá trình xây dựng các bạn tập hợp chi phí:

Nợ TK – 241: Xây dựng cơ bản

Nợ TK – 133: Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có TK – 111, 112, 152, 153, 331 …

 

Khi hoàn thành, có biên bản nghiệm thu, bàn giao, quyết toán giá trị => Quyết định tăng tài sản cố định:

Nợ TK – 211: Tài sản cố định hữu hình.

Có TK – 241.

 

Sau đó tính trích khấu hao tài sản cố định:

Nợ TK – 627, 641, 642 … (Tùy vào mục đích sử dụng).

Có TK – 214: Hao mòn tài sản cố định.

Tư vấn riêng (có trả lời):

------------------------------------------------------------------------------

Hỏi:

  • Em là một kế toán, hiện tại em đang làm việc cho một công ty sửa chữa ô tô. Từ đầu năm 2014, công ty em đang làm tiến hành xây dựng gara để hoạt động thêm ngành nghề sửa chữa ô tô. Tổng chi phí vật liệu xây dựng có giá trị gần 1,5 tỷ (Đất, đá, kính, tôn, sắt thép, xi măng....) có hóa đơn đỏ, kế toán cũ đã tập hợp chi phí vào TK241 (lúc đó em chưa vào làm).
  • Công trình xây dựng trên đất đi thuê, ký hợp đồng thời hạn 5 năm một lần, có đầy đủ hợp đồng và hóa đơn thuê đất họ xuất cho bên em hàng tháng. Đây là công trình tự xây, công ty em tự mua vật liệu, tự thuê thợ xây dựng mà không có bên thi công xuất hóa đơn gì cả. Em mới tiếp nhận việc bên này được mấy tháng và phải làm lại báo cáo tài chính năm 2014 cho công ty, em vướng mắc ở đây mà không biết làm thế nào cho đúng, Vật liệu xây xưởng vẫn treo trên TK241...
  • Trường hợp như công ty em có thể đưa công trình xây dựng thành tài sản cố định để trích khấu hao được không ạ? Nếu được thì em phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào cho hợp lý? Và trích khấu hao thế nào khi thời hạn hợp đồng thuê đất chỉ ký kết 05 năm/ 1 lần ạ?

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

- Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

2. Nội dung phân tích:

Theo Khoản 1_Điều 3_Thông tư số 45/2013/TT-BTC

"1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

 

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

  • Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.
  • Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình."

 

==> Đối với trường hợp của công ty bạn, công trình xây dựng trên mới khởi công đầu năm 2014, và bạn không đề cập tới vấn đề công trình đó đã xong hay chưa. Giả sử trường hợp công trình đó đã xong vào năm 2014, nhưng bạn phải tiến hành làm báo cáo tài chính năm 2014 thì sẽ không đáp ứng được điều kiện "có thời gian sử dụng trên một năm trở lên". Như vậy, tài sản đó vẫn chưa được coi là tài sản cố định.

 

Nếu tài sản đáp ứng được các điều kiện của một tài sản cố định thì bạn hoàn toàn có thể tiến hành trích khấu hao tài sản cố định như bình thường theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC.

 

Về hồ sơ và thủ tục khấu hao tài sản cố đinh được quy định tại Điều 5_Thông tư 43/2015

"1. Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.

2. Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:

Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ

=

Nguyên giá của tài sản cố định

-

Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ

 

3. Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này.

4. Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường."

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN