Tin mới

Thuế tiêu thụ đặc biệt có áp dụng với cây thuốc lá hay không? Kế toán Đức Minh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ...
Tài liệu kế toán là hóa đơn được lưu trữ trong thời hạn bao lâu? Kế toán Đức Minh.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc duy trì hồ sơ kế toán là một phần không thể thiếu đối với mọi tổ chức và...
TẠI SAO NÊN LẤY VỢ KẾ TOÁN
Có nên lấy vợ kế toán hay không? Tại sao nên lấy vợ kế toán? Cùng Kế toán Đức Minh giải đáp rõ hơn qua bài viết sau đây...
Kế toán cần lưu ý những bộ chứng từ kế toán gì đối với từng nghiệp vụ - Kế toán Đức Minh.
Đối với từng nghiệp vụ kế toán sẽ cần những chứng từ riêng biệt. Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu chi tiết hơn về những...
Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi sổ kế toán thuế được dùng để làm gì? Kế toán Đức Minh.
Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi sổ kế toán thuế là một công cụ quan trọng trong quá trình quản lý kế toán thuế của...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Thủ tục NK hàng hóa tại Việt Nam – Kế toán Đức Minh

24/02/2020 09:32

XNK là một lĩnh vực khá rộng nên khó có thể gói gọn trong nội dung một bài viết. Vậy tôi sẽ chỉ nói tóm tắt về cách thức làm thủ tục để NK một lô hàng, theo điều kiện nhập kinh doanh.
Một số những loại hình khác như nhập gia công, sản xuất XK, đầu tư, tạm nhập tái xuất…, thủ tục NK hàng hóa sẽ phức tạp hơn nên sẽ được trình bày riêng trong những bài viết khác.

Thủ tục NK hàng hóa tại Việt Nam – Kế toán Đức Minh

Loại hình nào khi làm thủ tục NK hàng hóa?

Đầu tiên, hãy cùng hiểu một chút xem hàng nhập theo loại hình kinh doanh là như thế nào. Nói đơn giản, nhập kinh doanh là loại hình NK hàng hóa theo hợp đồng mua bán về Việt Nam để sau đó bán nội địa hoặc làm nguyên liệu phục vụ sản xuất (ra hàng hóa tiêu thụ trong nước).

Ví dụ minh họa để bạn tiện so sánh tham khảo:

  • NK hàng thiết bị thể thao, đồ dùng nhà bếp, dây điện từ Trung Quốc về Việt Nam để bán tại các cửa hàng;
  • NK hạt nhựa từ Thái Lan để sản xuất sản phẩm nhựa tiêu thụ tại Việt nam;
  • NK gỗ từ Lào về để sản xuất đồ gỗ (dùng nội địa);
  • Nhập thịt bò từ Nhật về để bán tại siêu thị;
  • v.v…

Nếu giả sử bạn đã biết mình muốn NK hàng theo loại hình kinh doanh, chẳng hạn NKQ01 (mã mới trong VNACCS là A11).

Chuyển sang bước tiếp theo, bạn nên kiểm tra xem hàng của bạn có thuộc loại..

hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam - Kế toán Đức Minh

  • Hàng cấm nhập, xin giấy phép?
  • Rõ ràng, khi chuẩn bị nhâp hàng, bạn cần trả lời rõ những câu hỏi dưới đây.
  • Hàng có bị cấm NK không?
  • Hàng có cần giấy phép NK không? Nếu có; của cơ quan nào?
  • Hàng có cần kiểm tra chất lượng không? Nếu có; của cơ quan nào?

Do vậy việc tìm hiểu này quan trọng, tránh nhập phải mặt hàng cấm, hoặc không đủ thời gian xin giấy phép.

Để tìm hiểu cụ thể hơn về mặt hàng nào bị cấm nhập, hay phải xin giấy phép, bạn có thể tìm đọc (Nghị định 187/2013/NĐ-CP (lưu ý các Phụ lục), và thông tư 04/2014/TT-BTC).

Sau khi tìm hiểu các vấn đề trên, bạn có thể yên tâm tìm hiểu tiếp các bước tiếp theo của thủ tục NK hàng hóa.

Dưới đây, tôi tóm tắt theo trình tự (tương đối) về thời gian để bạn tiện theo dõi:

Ký hợp đồng ngoại thương

Thứ nhất là việc đàm phán ký kết hợp đồng mua hàng với đối tác nước ngoài.

Sau đó, hai bên sẽ thỏa thuận những điều kiện liên quan, trong đó có một số điều khoản chính như sau:

  • ‘Tên hàng
  • ‘Quy cách hàng hóa
  • ‘Số lượng / trọng lượng hàng
  • ‘Giá cả
  • ‘Cách đóng gói
  • ‘Và một số điều khoản quan trọng khác:
  • ‘Điều kiện giao hàng (CIF, FOB, EXW…),
  • ‘Thời gian giao hàng
  • ‘Thanh toán: thời hạn, phương thức thanh toán: bằng điện chuyển tiền (TT) hay tín dụng thư (L/C)…
  • ‘Chứng từ hàng hóa người bán phải gửi người mua

Vận chuyển hàng

Hai bên sẽ thu xếp vận chuyển hàng theo điều kiện đã thỏa thuận, trách nhiệm của mỗi bên đến đâu, sẽ theo quy định trong hợp đồng đến đó.

Căn cứ vào điều kiện giao hàng nêu trên (FOB, CIF…), và tham khảo trong Các điều kiện thương mại quốc tế – Incoterms (bản 2000 hoặc 2010), để biết hàng hóa chuyển giao cho mình từ thời điểm nào và trách nhiệm của mình gồm những gì?

Tóm tắt 4 điều kiện phổ biến như sau:

Điều kiện thương mại

Trách nhiệm của người mua

Ghi chú

Ex.Work

.Vận tải bộ ở nước XK

.Thủ tục hq nước XK

.Vận tải biển

.Mua bảo hiểm hàng

.Thủ tục hq ở VN

.Vận tải bộ ở VN

Trách nhiệm của người mua là lớn nhất.

FOB

.Vận tải biển

.Mua bảo hiểm hàng

.Thủ tục hq ở VN

.Vận tải bộ ở VN

 

CIF

.Thủ tục hq ở VN

.Vận tải bộ ở VN

 

DDU

 

Cung cấp chứng từ để người bán làm thủ tục NK hàng hóa

Theo điều kiện CIF, người bán thuê công ty vận chuyển ((hãng tàu)) và mua bảo hiểm hàng, đưa hàng đến cảng dỡ (chẳng hạn Vinh). Bạn là người mua hàng, sẽ làm thủ tục hải quan tại Vinh & tự thuê vận tải bộ kéo hàng về kho.

Với điều kiện FOB, bạn sẽ tự thu xếp chặng vận tải biển & mua bảo hiểm cho hàng. Bạn cũng cần lưu ý, cả 2 điều kiện này, trách nhiệm của người bán đều chấm dứt khi hàng qua lan can tàu ở cảng xếp.

Với những điều kiện khác như ExWork, DDU… trách nhiệm của hai bên sẽ thay đổi, bạn tra cứu Incoterms, bạn sẽ biết mình cần phải làm gì.

Làm thủ tục hải quan

Đối với hàng NK theo điều kiện FOB và CIF, bạn đều phải tự làm thủ tục hải quan tại Việt Nam. Bạn có thể từ làm hoặc thuê công ty dịch vụ thông quan làm thay.

Với những điều kiện như DDU, DDP (hoặc DAP) thì người bán sẽ làm thủ tục cho bạn và chuyển hàng đến kho của bạn. Tất nhiên, là người NK, bạn phải cung cấp chứng từ cần thiết để kê khai hải quan.

Để làm thủ tục NK hàng hóa cần có bộ chứng từ để làm hồ sơ hải quan. Sau khi hàng xếp lên tàu tại cảng nước ngoài, người bán sẽ gửi cho bạn (01) bộ chứng từ gốc.

Số lượng & loại giấy tờ sẽ quy định rõ trong hợp đồng mua bán, và thường gồm các chứng từ sau: Bộ vận tải đơn -Bill of Lading: 3 bản chính; Hóa đơn thương mại - Commercial Invoice- 3 bản chính; Bản kê chi tiết hàng hoá - Packing List: 3 bản chính; Giấy chứng nhận xuất xứ - CO: Certificate of Origin: có thể theo mẫu D, E, AK… để được hưởng ưu đãi về thuế NK.

Còn một số giấy tờ khác như: chứng nhận chất lượng (CQ), chứng nhận phân tích (CA), đơn bảo hiểm, hun trùng, kiểm dịch … nếu có.

Căn cứ vào thông tin trên những chứng từ thương mại trên, bạn sẽ khai hải quan NK theo quy định hiện hành. Việc kê khai này hiện được thực hiện qua phần mềm hải quan điện tử, tức là được khai và truyền dữ liệu qua mạng internet.

Từ đầu năm 2014, ngoài việc đăng nhập bằng tờ khai trực tuyến (online), các bạn nên chuẩn bị thêm tờ khai gốc cùng bộ chứng từ để đối soát và quản lý (bản cứng).

Tùy theo kết quả truyền tờ khai là Luồng: xanh, vàng, đỏ mà bộ chứng từ cần nhiều hay ít. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên chuẩn bị sẵn những chứng từ đầy đủ như trường hợp tờ khai luồng Vàng.

Khi đó hồ sơ hải quan gồm:

  • .Bộ tờ khai hải quan & phụ lục (nếu nhiều mục hàng): 02 bản gốc
  • .Tờ khai trị giá tính thuế: 02 bản gốc
  • .Hợp đồng mua bán: 01 bản sao y
  • .Hóa đơn thương mại: 01 bản gốc (thay bằng bản sao theo quy định mới trong thông tư 128)
  • .Vận đơn & Lệnh giao hàng: 01 bản sao
  • .Giấy nộp thuế: 01 bản sao & 01 bản chính (để đối chiếu)
  • .Chứng từ khác: CO, kiểm tra chất lượng…

Bạn đem bộ hồ sơ tới đúng chi cục hải quan để thông quan hàng hóa. Tiếp theo, bạn xuống cảng đổi lệnh và trình ký hải quan cổng, bãi. Vậy là xong công việc thủ tục NK hàng hóa liên quan tới cơ quan hải quan.

Chuyển hàng về kho

Sau khi làm thủ tục hải quan NK xong, lúc này bạn chỉ cần bố trí phương tiện vận tải bộ để đưa hàng về kho của mình.

Thường thì, chủ hàng có thể thuê xe container hoặc xe tải nhỏ (với lô hàng lẻ LCL), chuyển cho họ giấy tờ xác nhận giao hàng mà đơn vị vận tải biển cấp (hãng tàu hoặc công ty forwarding). Nhà xe sẽ vào cảng (hoặc kho CFS) lấy hàng rồi chở về địa điểm đích cho bạn.

Nhưng nhiều chủ hàng e ngại việc thu xếp nhiều công đoạn, và muốn tìm công ty giao nhận vận tải làm trọn gói tất cả các khâu dịch vụ: vận tải biển, thủ tục hải quan, vận tải bộ. Vậy nên các bạn cần xác định ngay từ đầu nhé.

(Mời các bạn đọc tiếp ở phần sau…)

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN