Tin mới

Thuế tiêu thụ đặc biệt có áp dụng với cây thuốc lá hay không? Kế toán Đức Minh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ...
Tài liệu kế toán là hóa đơn được lưu trữ trong thời hạn bao lâu? Kế toán Đức Minh.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc duy trì hồ sơ kế toán là một phần không thể thiếu đối với mọi tổ chức và...
TẠI SAO NÊN LẤY VỢ KẾ TOÁN
Có nên lấy vợ kế toán hay không? Tại sao nên lấy vợ kế toán? Cùng Kế toán Đức Minh giải đáp rõ hơn qua bài viết sau đây...
Kế toán cần lưu ý những bộ chứng từ kế toán gì đối với từng nghiệp vụ - Kế toán Đức Minh.
Đối với từng nghiệp vụ kế toán sẽ cần những chứng từ riêng biệt. Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu chi tiết hơn về những...
Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi sổ kế toán thuế được dùng để làm gì? Kế toán Đức Minh.
Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi sổ kế toán thuế là một công cụ quan trọng trong quá trình quản lý kế toán thuế của...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Hướng dẫn cách lập bảng lương và hạch toán tiền lương năm 2019 – Kế toán Đức Minh

30/08/2019 08:32

Là kế toán chắc hẳn bạn cũng biết đến nghiệp vụ tính tiền lương. Cách lập bảng lương như thế nào? Hạch toán tiền lương ra sao? Bài viết sau đây, Kế toán Đức Minh sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về cách lập bảng lương và cách hạch toán tiền lương năm 2019 nhé!

Hướng dẫn cách lập bảng lương và hạch toán tiền lương năm 2019 – Kế toán Đức Minh

 

1.Một số lưu ý khi lập bảng lương.

-Những căn cứ để kế toán tính lương như:

+ Hợp đồng lao động

+ Bảng chấm công

+ Phiếu xác nhận sản phẩm, phiếu xác nhận công việc hoàn thành (nếu DN tính lương theo sản phẩm, lương khoán)

+ Quy chế lương thưởng của doanh nghiệp.

+ Mức lương tối thiểu vùng

+ Tỷ lệ trích các khoản theo lương: để xác định số tiền đóng các khoản bảo hiểm.

+ Mức lương đóng các khoản bảo hiểm.

-Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động bao gồm những gì?

+ Mức lương: là mức lương trong thang lương.

+ Phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác.

2.Hướng dẫn cách lập bảng lương chi tiết.

Khi lập bảng lương nhân viên phải gồm đầy đủ mọi thông tin như:

+ Tiêu đề - bảng lương nhân viên.

+ Tháng lương.

+ Cột tên nhân viên, mã nhân viên: các bạn điền số thứ tự và tên nhân viên theo danh sách bảng chấm công.

+ Cột chức vụ: các bạn điền chwucs vụ của từng nhân viên.

+ Cột lương cơ bản: là mức thấp làm cơ sở để DN và người lao độngthỏa thuận và trả lương.

(  Tham khảo mức lường tối thiểu vùng 2019 tại đây: Lương tối thiểu vùng 2019)

+ Các khoản phụ cấp không đóng bảo hiểm: trợ cấp ăn uống, xăng xe, điện thoại…

+ Phụ cấp trách nhiệm: đây là khoản trợ cấp tính đóng bảo hiểm.

+ Cột tổng thu nhập

+ Cột ngày công: căn cứ vào bảng chấm công để đưa ra số liệu. Trường hợp trong tháng có ngày nghỉ lễ thì thực hiện theo quy định.

+ Cột tổng lương thực tế

+ Cột lương đóng BHXH: gồm lương cơ bản và phụ cấp trách nhiệm.

+ Các khoản trích trừ lương người lao động: lương đóng BHXH * Tỷ lệ trích theo lương.

+ Cột giảm trừ hoàn cảnh, giảm trừ khác.

+ Cột thu nhập chịu thuế: Tổng lương thực tế - Các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN.

+ Cột thu nhập tính thuế TNCN: Thu nhập chịu thuế TNCN – các khoản giảm trừ.

+ Cột thuế TNCN

+ Cột tạm ứng lương: là số tiền lương người lao động đã tạm ứng trước trong tháng ( căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng và phiếu chi tạm ứng để kiểm tra lại)

+ Cột lương thực lĩnh: Tổng lương thực tế - Các khoản trừ vào lương – Thuế TNCN – Cột Tạm ứng.

Như vậy, số tiền ở cột tiền lương thực lĩnh chính là tiền mà doanh nghiệp phải trả người lao động. Sau khi làm bảng lương phải có ký nhận của thủ trưởng đơn vị.

bảng lương

3.Hướng dẫn hạch toán tiền lương năm 2019

a.Khi tính tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả

Các phải xác định chi tiết là tiền lương đó trả cho bộ phận nào và DN mình sử dụng chế độ kế toán 200 hay 133 để hạch toán cho chính xác nhé.

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Theo TT 133)

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dỡ dang

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp (Theo TT 200)

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6231) (Theo TT 200)

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271) (Theo TT 200)

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (6411) (Theo TT 200)

Nợ TK 6421 – Chi phí bán hàng (Theo TT 133)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421) (Theo TT 200)

Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Theo TT 133)

Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348).

b. Hạch toán các khoản Bảo hiểm trích theo lương:

+ Khi tính trích các khoản Bảo hiểm, KPCĐ trừ vào chi phí của DN:

Các bạn phải chi tiết theo từng bộ phận

Nợ TK 154, 241, 622, 623, 627, 641, 642…: Tiền lương tham gia BHXH x 23,5%

Có TK 3383 (BHXH) : Tiền lương tham gia BHXH x 17,5%

Có TK 3384 (BHYT) : Tiền lương tham gia BHXH x 3%

Có TK 3386 (hoặc 3385) (BHTN) : Tiền lương tham gia BHXH x 1%

Có TK 3382 ( KPCĐ) : Tiền lương tham gia BHXH x 2%

Chú ý: BHTN

  • Nếu theo Thông tư 200 là: 3386
  • Nếu theo Thông tư 133 là: 3385

+ Trích khoản Bảo hiểm trừ vào lương của nhân viên:

Nợ TK 334 : Tiền lương tham gia BHXH x 10,5%

Có TK 3383 : Tiền lương tham gia BHXH x 8%

Có TK 3384 : Tiền lương tham gia BHXH x 1,5%

Có TK 3386 (hoặc 3385) : Tiền lương tham gia BHXH x 1%

+ Khi nộp tiền bảo hiểm:

Nợ TK 3383 : Số tiền đã trích BHXH (Tiền lương tham gia BHXH x 25,5%)

Nợ TK 3384 : Số tiền đã trích BHYT (Tiền lương tham gia BHXH x 4,5%)

Nợ TK 3386 (hoặc 3385) : Số tiền đã trích BHTN (Tiền lương tham gia BHXH x 2%)

Nợ TK 3382 : Số tiền đóng kinh phí công đoàn (Tiền lương tham gia BHXH x 2%)

Có TK 1111, 1121 : Tổng phải nộp (Tiền lương tham gia BHXH x 34%)

Cụ thể:

  • Nộp cho bên Cơ quan BH là 32%
  • Nộp cho bên Liên đào lao động Quận, huyện: 2%

c.Tính thuế TNCN phải nộp ( nếu có)

+ Khi trừ số thuế TNCN phải nộp vào lương của nhân viên:

Nợ TK 334 : Tổng số thuế TNCN khấu trừ

Có TK 3335 : Thuế TNCN

+ Khi nộp tiền thuế TNCN:

Nợ TK 3335 : số Thuế TNCN phải nộp

Có TK 1111, 1121

d. Khi trả lương (hoặc nhân viên ứng trước tiền lương

+ Khi thanh toán tiền lương hoặc nhân viên ứng trước tiền lương, ghi:

Nợ TK 334: Phải trả người lao động

Có TK 111, 112 : Số tiền trả

Lưu ý: Các bạn phải dựa vào Bảng thanh toán tiền lương, phiếu chi lương để hạch toán khi trả lương nhé.

e.Trường hợp trả lương bằng sản phẩm, hàng hoá

+ Nếu sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ.

Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán chưa có thuế GTGT:

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 5118 – Doanh thu khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).

+ Nếu không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá thanh toán:

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)

Có TK 5118 – Doanh thu khác (Giá thanh toán).

f.Khi tính tiền thưởng phải trả bằng quỹ khen thưởng

+ Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng:

Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Có TK 334 – Phải trả người lao động.

+ Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng:

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động.

Có các TK 111, 112,. . .

g. Khi tính tiền BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn,. . .) phải trả cho nhân viên:

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3383)

Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341).

+ Khi nhận được tiền của Cơ quan BHXH trả cho DN:

Nợ TK 111, 112:

Có TK 3383

+ Khi trả tiền chế độ BHXH cho nhân viên (thai sản, ốm đau, tai nạn …):

Nợ TK: 334

Có TK 111, 112

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan

>>> Mẫu bảng chấm công tiền lương, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ theo TT133 và TT200

 

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Ms Le-

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN