Tin mới

Bán nhà cho con rể, cha mẹ vợ có được miễn thuế phí?
Hiện nay, khi thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất, hai bên sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải do cơ quan nào cấp? Kế toán Đức Minh.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là một loại giấy tờ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cho người lao...
Doanh thu bán hàng online bao nhiêu phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Việc mua bán thông qua các trang trực tuyến đã trở thành xu hướng, tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên,...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào là đúng? Kế toán Đức Minh.
Trường hợp nghỉ ốm và muốn xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định thì cần lưu ý gì ?...
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế - Kế toán Đức Minh.
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế thường được xác định bởi các chính sách và quy định của...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Tư vấn nghề nghiệp

8 “cơn ác mộng” khi bạn tìm việc

08/08/2014 11:02

Bạn có cảm giác thật tồi tệ khi rơi vào cảnh thất nghiệp hoặc phải làm một công việc mà bạn không hề có hứng thú. Tuy nhiên, khi đi tìm một công việc mới, bạn rất có thể gặp phải những điều còn tồi tệ hơn.

Dưới đây là 8 “cơn ác mộng” có thể xảy ra trong quá trình tìm việc của bạn:

 8 “cơn ác mộng” khi bạn tìm việc

1. Phát hiện ra rằng, công việc mà bạn đang phỏng vấn hoàn toàn khác với công việc mà bạn đọc trong quảng cáo

Theo nội dung quảng cáo, thì đó là một công việc có vẻ như hoàn hảo cho bạn. Nhưng khi bạn xuất hiện ở cuộc phỏng vấn, miêu tả công việc thay đổi nhiều đến nỗi vai trò này đòi hỏi những kỹ năng mà bạn không hề có hoặc không quan tâm đến. Dĩ nhiên, đến lúc này, bạn đã dành nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, và mọi công sức đó của bạn giờ trở nên vô nghĩa.

2. Nhà tuyển dụng không vẽ nên cho bạn một bức tranh đầy đủ

Tồi tệ không kém, thậm chí còn tệ hơn việc bạn đến cuộc phỏng vấn và phát hiện ra công việc hoàn toàn khác với quảng cáo, là bạn chấp nhận một công việc mà bạn nghĩ là phù hợp, sau đó mới phát hiện ra không hề phù hợp với mình.

3. Hệ thống nộp đơn xin việc trực tuyến bị lỗi

Ngày càng có nhiều công ty chuyển sang dùng các mẫu đơn xin việc trực tuyến mà không hiếm trường hợp các mẫu đơn này chứa đầy lỗi kỹ thuật. Trong không ít trường hợp, người xin việc dành hàng giờ đồng hồ để điền hết mẫu đơn, đến lúc bấm nút gửi thì hệ thống bị lỗi và toàn bộ thông tin nhập vào trước đó biến mất hoàn toàn.

4. Các nhà phỏng vấn tỏ ra không quan tâm đến bạn

Trong khi bạn trả lời phỏng vấn, các nhà phỏng vấn chỉ mải kiểm tra email, nhắn tin hoặc giữ bộ mặt chán nản. Đó chính là những dấu hiệu họ không thực sự quan tâm đến bạn với tư cách một ứng viên. Tất nhiên, với sự thể hiện như vậy, có thể xem như họ là những nhà phỏng vấn tồi, nhưng bạn chẳng thể làm được gì bởi bạn đang là người được họ phỏng vấn.

5. Nhà phỏng vấn biết sếp hiện tại của bạ

Nếu bạn đang có công việc ổn định mà vẫn đi tìm việc khác, chắc chắn bạn không muốn sếp biết chuyện đó trước khi bạn chắc chắn được nhận. Bởi vậy, sẽ thật tệ nếu bạn phát hiện ra rằng, người phỏng vấn bạn có quen biết với vị sếp hiện tại của bạn. Hầu hết các nhà phỏng vấn trong trường hợp này sẽ giúp bạn giữ bí mật nếu bạn đề nghị họ, nhưng chẳng người tìm việc nào lại muốn phải đối mặt với một rủi ro như vậy.

6. Công ty môi giới việc làm hứa với bạn về một công việc hoàn hảo, sau đó biến mất

Bất kỳ ai đang và sẽ tìm việc cũng nên lường trước được câu chuyện như thế này: Một công ty môi giới xuất hiện, nói rằng hồ sơ của bạn là lý tưởng cho một công việc ABC nào đó, hứa với bạn là sẽ liên lạc để mời bạn tới phỏng vấn. Nhưng sau đó, họ không bao giờ quay trở lại hay nghe điện thoại bạn gọi. Trải nghiệm tồi tệ này là một phần bình thường của thị trương fvieecj làm ngày nay, và có vẻ như sẽ không bao giờ được khắc phục.

7. Nhà tuyển dụng thay đổi “xoành xoạch”

Miêu tả công việc có vẻ như chưa hoàn thiện và mỗi lúc một khác. Ban đầu, nhà tuyển dụng nói bạn sẽ phải báo cáo công việc cho phòng tài chính, sau đó lại là phòng hành chính, rồi lại quay về phòng tài chính. Rồi thì nhà tuyển dụng nói sẽ gọi cho bạn để trao đổi về thời gian phỏng vấn trong vòng 2 ngày, nhưng mãi một tuần sau vẫn chưa thấy họ gọi. Bạn cảm thấy bực mình. Thử đoán xem, sẽ ra sao nếu bạn làm việc ở một công ty như thế?

8. Nhà tuyển dụng rút lại công việc sau khi bạn đã nhận việc

Đây chắc chắn là tình huống tệ hại nhất: nhà tuyển dụng nhận bạn vào làm bắt đầu tư một ngày nhất định nào đó, nhưng sau đó rút lại đề nghị này, thậm chí là khi bạn đã nghỉ công việc cũ. Một điều may mắn là tình huống này ít khi xảy ra, nhưng thực tế vẫn xảy ra, và sự đề phòng của bạn luôn là điều cần thiết.

Học kế toán thuế, kế toán tổng hợp

    ( Nguồn: Internet )

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN