Tin mới

Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài 2024 thế nào?
Doanh nghiệp Việt Nam có quyền tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc nhưng phải thực hiện thủ tục đăng ký nhu cầu...
Không đăng ký chương trình khuyến mại có bị phạt không?
Thương nhân tổ chức hoạt động khuyến mại mà không đăng ký chương trình khuyến mại thì có bị xử phạt hay không? Mức xử...
Hoạt động khuyến mại nào phải đăng ký? Thủ tục như thế nào?
Những hoạt động khuyến mại phải đăng ký bao gồm gì? Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký hoạt động khuyến mại? Hồ sơ đăng...
Thuế tiêu thụ đặc biệt có áp dụng với cây thuốc lá hay không? Kế toán Đức Minh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ...
Tài liệu kế toán là hóa đơn được lưu trữ trong thời hạn bao lâu? Kế toán Đức Minh.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc duy trì hồ sơ kế toán là một phần không thể thiếu đối với mọi tổ chức và...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Chuyển số dư đầu kỳ từ QĐ 48 sang thông tư 133 như thế nào?

17/06/2017 09:56

Cách chuyển số dư đầu kỳ từ Quyết định 48 sang Thông tư 133. Kể từ ngày 01/01/2017, hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định 48 đã xóa bỏ và thay bằng hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 133. Vậy những tài khoản nào bị xóa bỏ và được thêm mới giữa QĐ 48 và TT 133? Cách chuyển số dư theo thông tư 133 ra sao? Các bạn tham khảo bài viết sau đây của Kế toán Đức Minh nhé!

Chuyển số dư đầu kỳ từ QĐ 48 sang thông tư 133 như thế nào?

 

1. Những tài khoản xóa bỏ và thêm mới giữa Quyết định 48 và Thông tư 133

Những tài khoản bị xóa bỏ

Những tài khoản thêm mới

– TK 142 – Trả trước ngắn hạn;

– TK 159 – Các khoản dự phòng

– TK 171 – Giao dịch mua bán lại trái phiếu của Chính phủ

– TK 221 – Đầu tư tài chính dài hạn

– TK 244 – Ký quỹ ký cược dài hạn

– TK 311 – Vay ngắn hạn

– TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả

– TK 351 – Qũy dự phòng trợ cấp mất việc làm

– TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu

– TK ngoài bảng: 001, 002. 003, 004, 007

– TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn;

– TK 136 – Phải thu nội bộ;

– TK 151 – Hàng mua đang đi đường

– TK 228 – Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

– TK 336 – Phải trả nội bộ

 

2. Cách chuyển số dư theo Thông tư 133

– Số dư chi tiết về vàng, bạc, kim khí quý, đá quý đang phản ánh trên TK 1113 và 1123:
==> Chuyển sang theo dõi trên các TK 152 – Hàng tồn kho, TK 155 – Thành phẩm, TK 156 – Hàng hóa (đối với vàng bạc, kim khí quý, đá quý được phân loại là hàng tồn kho) và TK 2288 – Đầu tư khác (đối với vàng bạc, kim khí quý, đá quý không được phân loại là hàng tồn kho).

– Số dư những khoản trái phiếu, tín phiếu hay kỳ phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn, không nắm giữ vì mục đích kinh doanh (mua vào để bán ra với mục đích kiếm lời qua chênh lệch giá mua, bán) đang phản ánh trên TK 121 – Đầu tư tài chính ngắn hạn.
==> Chuyển sang TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1288);

– Số dư TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn:
==> Chuyển sang TK 242 – Chi phí trả trước;

– Số dư chi tiết của TK 1388 về ký quỹ, ký cược ngắn hạn và TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn:
==> Chuyển sang TK 1386 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

– Số dư các khoản dự phòng đang phản ánh trên TK 159, 229:
-> Chuyển sang TK 229: Dự phòng tổn thất tài sản (chi tiết cho từng TK cấp 2 phù hợp với nội dung dự phòng);

– Số dư TK 311 – Vay ngắn hạn, TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả, TK 3411– Vay dài hạn và TK 3412 – Nợ dài hạn:
-> Chuyển sang TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính

– Số dư TK 3414 – Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn:
-> Chuyển sang TK 3386 – Nhận ký quỹ, ký cược.

– Khoản trích trước chi phí sửa chữa, duy trì cho TSCĐ hoạt động bình thường (đối với những TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật phải sửa chữa định kỳ), chi phí hoàn nguyên môi trường, hoàn trả mặt bằng và các khoản có tính chất tương tự đang phản ánh trên TK 335 – Chi phí phải trả.:
-> Chuyển sang TK 352 – Dự phòng phải trả (chi tiết TK 3524).

** Chú ý: Các nội dung khác đang phản ánh chi tiết trên các tài khoản có liên quan nếu trái so với Thông tư 133 thì phải điều chỉnh lại theo quy định của Thông tư 133.

Ngày 06/02/2016, Tổng cục thuế có ban hành công văn Công văn 373/TCT-KK để gửi tới các cục thuế giải đáp vướng mắc hoàn thuế GTGT đối với trường hợp người nộp thuế có số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết 12 tháng liên tục trong giai đoạn chuyển tiếp của Luật số 106/2016/QH13 và khai bổ sung hoàn thuế GTGT trên hồ sơ khai thuế

Căn cứ:
– Khoản 1 Điều 34 Luật Quản lý thuế
– Khoản 2 Điều 5 Nghị định 83/2013/NĐ-CP
– Khoản 7 Điều 1 Luật số 31/2013/QH13
– Khoản 1 Điều 10 Nghị định 209/2013/NĐ-CP
– Khoản 1 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC
– Công văn 10315/BTC-TCT về thực hiện Luật số 106/2016/QH13
– Công văn số 13804/BTC-TCT về việc quản lý hoàn thuế GTGT cuối năm 2016

Theo đó:

– Trường hợp cơ sở kinh doanh có số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ hết phát sinh trước kỳ tính thuế tháng 7/2016 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trước kỳ tính thuế quý 3/2016 (đối với trường hợp kê khai theo quý) đủ điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì được hoàn thuế theo quy định của pháp luật.

Sẽ được kiểm tra trước, hoàn thuế sau nếu thuộc đối tượng rủi ro cao trong hoàn thuế theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp tại hồ sơ khai thuế kỳ tính thuế tháng 6/2016 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc kỳ tính thuế quý 2/2016 (đối với trường hợp kê khai theo quý), cơ sở kinh doanh không đề nghị hoàn số thuế giá trị gia tăng đầu vào lũy kế chưa khấu trừ hết, đồng thời đã kê khai khấu trừ vào số thuế giá trị gia tăng phải nộp của kỳ tính thuế tháng 7/2016 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc kỳ tính thuế quý 3/2016 (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì không được hoàn thuế.

Các cơ sở kinh doanh được bù trừ vào số thuế GTGT phải nộp của các kỳ tiếp theo.

– Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung chưa đúng hướng dẫn của công văn 4943/TCT-KK ngày 23/11/2015 nhưng không làm sai số thuế còn được khấu trừ, không làm sai số thuế đề nghị hoàn (người nộp thuế không khai vào chỉ tiêu điều chỉnh tăng, giảm số thuế giá trị gia tăng đầu vào các kỳ trước mà khai vào chỉ tiêu số còn khấu trừ kỳ trước chuyển qua hoặc điều chỉnh vào số thuế giá trị gia tăng phát sinh trong kỳ) thì người nộp thuế được hoàn thuế nếu đáp ứng đầy đủ các quy định về khấu trừ, hoàn thuế của pháp luật về thuế giá trị gia tăng và pháp luật về quản lý thuế; người nộp thuế bị xử phạt về hành vi kê khai chưa đúng quy định.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan

>>> Bút toán cuối kỳ và Bút toán kết chuyển là gì?

>>> Cách kết chuyển lãi lỗ đầu năm tài chính.

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Minh Tâm-

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN