Tin mới

Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài 2024 thế nào?
Doanh nghiệp Việt Nam có quyền tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc nhưng phải thực hiện thủ tục đăng ký nhu cầu...
Không đăng ký chương trình khuyến mại có bị phạt không?
Thương nhân tổ chức hoạt động khuyến mại mà không đăng ký chương trình khuyến mại thì có bị xử phạt hay không? Mức xử...
Hoạt động khuyến mại nào phải đăng ký? Thủ tục như thế nào?
Những hoạt động khuyến mại phải đăng ký bao gồm gì? Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký hoạt động khuyến mại? Hồ sơ đăng...
Thuế tiêu thụ đặc biệt có áp dụng với cây thuốc lá hay không? Kế toán Đức Minh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ...
Tài liệu kế toán là hóa đơn được lưu trữ trong thời hạn bao lâu? Kế toán Đức Minh.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc duy trì hồ sơ kế toán là một phần không thể thiếu đối với mọi tổ chức và...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Kế toán môi trường – vấn đề mà các doanh nghiệp tại Việt Nam nên quan tâm

14/01/2017 04:11

Kế toán môi trường là một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam. Các doanh nghiệp đang tồn tại, phát triển tạo ra doanh thu, lợi nhuận trong môi trường nhưng lại rất ít quan tâm đến nó. Để đảm bảo sự phát triển của con người cũng như ổn định bền vững của doanh nghiệp thì cần phải quan tâm đến kế toán môi trường.

Kế toán môi trường – vấn đề mà các doanh nghiệp tại Việt Nam nên quan tâm

 

1. Sự ra đời của kế toán môi trường

 

Sự ra đời của kế toán môi trường

Sự ra đời của kế toán môi trường

- Kế toán môi trường (KTMT) là một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng nó đã xuất hiện ở các nước phát triển từ thập niên 90 của thế kỷ trước. Kế toán môi trường xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1972. Tuy nhiên, phải đến năm 1990, kế toán môi trường mới bắt đầu được nghiên cứu tại các doanh nghiệp. Và đến năm 1992, Ủy ban Bảo vệ môi trường (BVMT) Hoa Kỳ mới tiến hành dự án về kế toán môi trường nhằm khuyến kích và thúc đẩy các doanh nghiệp nhận thức đầy đủ các yếu tố về chi phí môi trường và sự ảnh hưởng của chi phí môi trường đến quyết định kinh doanh.

- Từ Hoa Kỳ, khuôn mẫu về kế toán môi trường được lấy làm cơ sở để xây dựng khuôn mẫu đối với các nước khác như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc...

  - Kế toán môi trường ra đời từ áp lực của công chúng và các phong trào bảo vệ môi trường. Nhờ có áp lực này mà các doanh nghiệp phải quan tâm hơn đến vấn đề môi trường trong quá trình kinh doanh của mình. Nếu gây ra sự cố về môi trường thì doanh nghiệp sẽ phải bồi thường trước chính phủ nhưng điều này lại làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến các khoản nợ tiềm tàng, từ đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và lợi ích của cổ đông.

2. Thế nào là kế toán môi trường? Hạch toán quản lý môi trường?

 

Thế nào là kế toán môi trường? Hạch toán quản lý môi trường? 

Kế toán môi trường - Hạch toán quản lý môi trường

2.1. Thế nào là kế toán môi trường?

- Có rất nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa “kế toán môi trường” nhưng theo định nghĩa của Viện Kế toán quản trị (KTQT) môi trường thì “Kế toán môi trường là việc xác định, đo lường và phân bổ chi phí môi trường, kết hợp chi phí môi trường trong quyết định kinh tế, công bố thông tin cho các bên liên quan”.

- Theo tài liệu hướng dẫn thực hành kế toán môi trường tại Nhật Bản thì “Kế toán môi trường có mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng và theo đuổi các hoạt động bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động bình thường, xác định lợi ích từ các hoạt động, cung cấp cách thức định lượng và hỗ trợ phương thức công bố thông tin”.

- Kế toán môi trường được xem xét từ hai góc độ:

+ Công tác kế toán

+ Công tác quản lý môi trường

2.2. Thế nào hạch toán quản lý môi trường?

- Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC): “Hạch toán quản lý môi trường là quản lý hoạt động kinh tế và môi trường thông qua việc triển khai và thực hiện các hệ thống hạch toán và các hoạt động thực tiễn phù hợp liên quan đến vấn đề môi trường”.

- Theo Cơ quan Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (UNDSD) định nghĩa như sau: “Hạch toán quản lý môi trường là việc nhận dạng, thu thập, phân tích và sử dụng loại thông tin cho việc ra quyết định nội bộ: Thông tin vật chất (phi tiền tệ) về sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng, nước và nguyên vật liệu (bao gồm chất thải) và thông tin tiền tệ về các chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm liên quan đến môi trường”.

 

3. Những lợi ích của kế toán môi trường

 

Những lợi ích của kế toán môi trường

Những lợi ích của kế toán môi trường

- Kế toán môi trường cung cấp các thông tin dưới dạng đo lường bằng tiền hay những báo cáo dưới dạng vật chất (phi tiền tệ) cho các nhà quản trị cũng như Chính phủ, tổ chức tài chính,…

- Hệ thống thông tin của doanh nghiệp và kế toán môi trường bao gồm 2 phần chính:

+ Thông tin tài chính (thu nhập, chi phí, tài sản, nguồn vốn...)

+ Thông tin dưới dạng phi tài chính (ảnh hưởng đến  môi trường, chỉ số đo lường môi trường...).

- Những thông tin này cần được thu thập, xử lý và công bố rộng rãi cho các đối tượng quan tâm bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp

* Xây dựng hệ thống kế toán môi trường trong doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp đạt được nhiều lợi ích sau:

1 – Tăng khả năng cạnh tranh trên thi trường. Việc xây dựng hình ảnh công ty đẹp, có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường sẽ gây được thiện cảm với người tiêu dùng hơn là những công ty không có ý thức

2 - Tạo ra những lợi thế mang tính chiến lược. Trong cùng một thị trường với việc bạn tạo ra sản phẩm có những tính năng thân thiện với môi trường hơn đồng nghĩa với việc bạn sẽ được đón nhận hơn vì trong bối cảnh ô nhiễm môi trường như hiện nay thì những gì thân thiệt với môi trường đều sẽ được ưu tiên sử dụng hơn cả

3 - Tiết kiệm chi phí tài chính cho doanh nghiệp. Điều này hoàn toàn được chứng minh tại các quốc gia phát triển. Ở đây, một số doanh nghiệp đã sử dụng hệ thống kế toán môi trường, họ mạnh dạn chi những khoản tiền để nghiên cứu về việc sản xuất kết hợp với phát triển bền vững với môi trường và kết quả ngoài sức mong đợi họ thu về những lợi ích hơn rất nhiều với những chi phí mà họ bỏ ra

4 – Tạo được sự hài lòng và ưu ái với các bên liên quan. Việc phát triển kinh tế phải đôi với bảo vệ môi trường sẽ luôn giành được sự ưu ái quan tâm từ các cơ quan, tổ chức Nhà nước về môi trường.

 

4. Chức năng của kế toán môi trường

 

Chức năng của kế toán môi trường

Chức năng của kế toán môi trường

- Hỗ trợ trong việc ra quyết định nội bộ của  hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm hướng tới cải thiện hiệu quả hoạt động tài chính và hiệu quả hoạt động về môi trường.

- Cung cấp các thông tin về tất cả các loại chi phí liên quan đến môi trường (trực tiếp và gián tiếp, chi phí ẩn và chi phí hữu hình...).

- Ngoài ra, kế toán môi trường còn là cơ sở cho việc cung cấp thông tin ra bên ngoài phạm vi doanh nghiệp đến các bên liên quan như: Các ngân hàng, tổ chức tài chính, các cơ quan quản lý môi trường, cộng đồng dân cư… (như báo cáo tài chính, báo cáo môi trường của doanh nghiệp

 

5. Hướng đi cho kế toán môi trường tại Việt Nam

 

Hướng đi cho kế toán môi trường tại Việt Nam

Hướng đi cho kế toán môi trường tại Việt Nam

- Tại Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung do các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức vai trò quan trọng của kế toán môi trường nên họ không quan tâm nhiều đến vấn đề này và cho rằng áp dụng hệ thống kế toán môi trường sẽ làm tăng các chi phí dẫn đến lợi nhuận thu được sẽ bị giảm, ảnh hưởng đến quyền lợi của họ

- Để áp dụng tốt kế toán môi trường tại Việt Nam thì cần phải có những hướng đi cho một số vấn đề sau:

+ Thứ nhất, cần đưa ra các văn bản hướng dẫn, tiêu chuẩn, quy định có liên quan đến môi trường và quản lý môi trường chặt chẽ và rõ ràng hơn nhằm tạo nền tảng cơ sở và hành lang pháp lý cho việc phát triển hạch toán quản lý môi trường một cách rõ ràng và cụ thể hơn, tránh trình trạng lúng túng không phân biệt được đâu là chi phí môi trường của kế toán môi trường với các hoạt động bảo vệ môi trường. Những thông tin về kế toán môi trường dưới dạng đo lường bằng tiền tệ, hay những báo cáo về kế toán môi trường dạng phi tiền tệ đều được rất nhiều doanh nghiệp hay các ổ chức chính phủ, phi tài chính quan tâm

+ Thứ hai, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta còn chưa được thực hiện một cách đầy đủ, nên các chi phí được tính toán dựa trên những khoản mục được chi ra từ các tổ chức đã không phản ánh đầy đủ những khoản mục thực tế mà tổ chức phải chi trả để đảm bảo môi trường theo tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, các khoản chi phí đều được tính vào giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp không bóc tách theo mục đích chi mà toàn bộ được tập hợp vào các yếu tố chi phí của quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra sức ép về môi trường chặt chẽ hơn, yêu cầu một sự thay đổi trong hệ thống hạch toán truyền thống ở cả góc độ vĩ mô và vi mô (ban hành các chuẩn mực về kế toán môi trường...).

+ Thứ ba, cần ban hành chế độ kế toán cho việc tổ chức kế toán môi trường trong doanh nghiệp . Chế độ hiện hành chưa có các văn bản hướng dẫn doanh nghiệp trong việc bóc tách và theo dõi được chi phí môi trường trong chi phí sản xuất kinh doanh, chưa có các tài khoản cần thiết để hạch toán các khoản chi phí môi trường cũng như doanh thu hay thu nhập trong trường hợp doanh nghiệp  có hệ thống xử lý chất thải bán quyền thải ra môi trường cho các doanh nghiệp cùng ngành (nếu có). Bên cạnh đó, đưa các khoản chi phí và thu nhập này vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và trình cụ thể trên thuyết minh báo cáo tài chính để từ đó có thể  đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chính xác nhất

+ Thứ tư, khuyến khích các nghiên cứu ứng dụng nhằm thống nhất sự phân định hoạt động môi trường, qua đó đưa ra khái niệm và tiêu thức phân loại chi phí môi trường, làm căn cứ ghi nhận, đo lường, hạch toán và quản lý các chi phí này. Bảo vệ môi trường vàkt môi trường là vấn đề mang tính thời sự, cấp bách, đồng thời cũng hết sức khó khăn và nhiều thách thức. Kế toán môi trường sẽ là một công cụ cần thiết giúp doanh nghiệp  đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường mà còn cải thiện hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

= > Kế toán môi trường đang là một phương pháp mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy, việc hiểu rõ bản chất, lợi ích và vai trò của kế toán môi trường trọng sự phát triển bền vững của xã hội nói chung và doanh nghiệp  nói riêng là hết sức cần thiết. Việc vận dụng và phát triển kế toán môi trường cho Việt Nam sẽ góp phần quản lý chi phí, gia tăng lợi nhuận hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tạo lập bước đi vững chắc cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế.

- Ngọc Anh -

>>> Kế toán trưởng doanh nghiệp và một số quy định

>>> Kế toán phải làm những công việc gì vào 3 tháng đầu năm 2017

>>> Các loại báo cáo kế toán - Tổ chức trình bày báo cáo kế toán

 

 

Thông tin thêm về các khóa học tại Kế toán Đức Minh mời các bạn tham khảo:

>>> Khóa đào tạo kế toán tổng hợp

>>> Học kế toán ngắn hạn ở hà nội

>>> Học phần mềm misa

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN