Tin mới

Bán nhà cho con rể, cha mẹ vợ có được miễn thuế phí?
Hiện nay, khi thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất, hai bên sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải do cơ quan nào cấp? Kế toán Đức Minh.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là một loại giấy tờ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cho người lao...
Doanh thu bán hàng online bao nhiêu phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Việc mua bán thông qua các trang trực tuyến đã trở thành xu hướng, tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên,...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào là đúng? Kế toán Đức Minh.
Trường hợp nghỉ ốm và muốn xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định thì cần lưu ý gì ?...
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế - Kế toán Đức Minh.
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế thường được xác định bởi các chính sách và quy định của...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức

Tổng Quan về Kế Toán Dịch Vụ Du Lịch

07/08/2014 04:43

Kinh doanh du lịch là hoạt động dịch vụ và là ngành công nghiệp không khói. Du lịch sử dụng chủ yếu là lao động của nhân viên phục vụ du lịch, cùng với một số trang thiết bị để tạo ra sản phẩm du lịch.

Tổng Quan về Kế Toán Dịch Vụ Du Lịch
Hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp cao, vì sản phẩm của ngành du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của người du lịch. Ngoài các nhu cầu về đi lại thắm viếng các danh lam thắng cảnh, người đi du lịch còn có nhu cầu ăn, ngủ, thưởng thức âm nhạc, vui chơi, trong một số thời gian nhãn rỗi, nhu cầu về mua sắm đồ dùng, đồ lưu niệm… nhu vậy trong quá trình hoạt động của mình, ngành du lịch phục vụ khách hàng thông qua việc tổ chức vận chuyển, phục vụ ăn, ở, phục vụ bán hàng và các dịch vụ vui chơi giải trí khác theo nhu cầu của khách hàng.
Nếu xét dưới góc độ người đi du lịch. Có thể nói du lịch là việc tiêu dùng trực tiếp các dịch vụ hàng hóa của cá nhân do việc tiêu dùng đó gắn liền với việc đi lại và lưu trú của con người ngoài nơi cư trú không thường xuyên để nghỉ ngơi, chữa bệnh, giải trí và để thỏa mãn những nhu cầu chính trị văn hóa, kinh tế và các nhu cầu khác. Còn nếu xét dưới giác độ của tổ chức và các đơn vị kinh tế độc lập, là cơ sở vật chất chuyên môn để đảm bảo một cách đầy đủ các nhu cầu về mặt vật chất và tinh thần của khách du lịch. 

Chứng từ sử dụng:   

- Hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn thông thường
- Phiếu thu, phiếu chi
- Biên bản kiểm kê
- Biên bản kiểm nhận vật tư…

Chi phí sản xuất, chế biến kinh doanh trong du lịch: 

Chi phí sản xuất, chế biến kinh doanh trong du lịch là thể hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm lao vụ và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
Chi phí sản xuất, chế biến kinh doanh trong du lịch được chia làm hai loại: Chi phí trực tiếp và chi phí quản lý chung. Phù hợp với đặc điểm hoạt động dịch vụ trong du lịch, giá thành thực tế của khối lượng dịch vụ đã tiêu thụ chỉ bao gồm số chi phí trực tiếp cho khối lượng dịch vụ đó, còn các chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp chứ không tách riêng ra cho bất kỳ một loại hoạt đông nào.
Đặc điểm của kinh doanh dịch vụ như đã nêu trên là không tạo ra sản phẩm hàng hóa, mà tạo ra sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng. Trong quá trình kinh doanh dịch vụ người lao động sử dụng tư liệu lao động và kỹ thuật của mình cùng một số loại vật liệu nhiên liệu phù hợp với từng loại hoạt động dịch vụ để tạo sản phẩm lao vụ phục vụ khách hàng nói chung cũng như người đi du lịch nói riêng. Vì vậy, chi phí trực tiếp cho từng loại kinh doanh dịch vụ được quy đinh cụ thể:
Đối với hoạt động kinh doanh hướng dẫn du lịch, chi phí trực tiếp được xác định là những chi phí phục vụ trực tiếp cho khách du lịch, gồm có: Tiền trả cho các khoản ăn, uống, ngủ, tiền thuê phương tiện đi lại, vé đò, tiền vé vào cửa các di tích, danh lam thắng cảnh. Tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của cán bộ hướng dẫn du lịch. Chi phí trực tiếp khác: công tác phí của cán bộ hướng dẫn du lịch, chi phí giao dịch, ký kết hợp đồng du lịch, hoa hồng cho môi giới…
Các chi phí trực tiếp cho các loại hoạt động kinh doanh buồng ngủ và kinh doanh các dịch vụ khác gồm: Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của nhân viên bếp, bar, nhà ăn, buồng ngủ và của nhân viên phục vụ các dịch vụ khác. Chi phí vật liệu trực tiếp. khấu hao tài sản cố định sản xuất kinh doanh. Chi phí điện nước, vệ sinh. Các chi phí trực tiếp khác như nhiên liệu, CCDC, bao bì luân chuyển.
Trong hoạt động kinh doanh du lịch việc vận chuyển khách du lịch đi tham quan theo tuyến du lịch có ý nghĩa lớn. Ngoài ra, các đơn vị du lịch còn có cả hoạt động vận chuyển hàng hóa nhưng không xét ở đây vì nó là bộ phận của hoạt động khách sạn hay nhà hàng. Các chi phí trực tiếp được tính cho hoạt động này gồm: Chi phí vật liệu trực tiếp như nhiên liệu, dầu mỡ, và các vật liệu khác… Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) tiền thưởng trong lương của phụ lái xe. Khấu hao phương tiện vận tải, trích trước chi phí săm lốp, chi phí sửa chữa phương tiện vận chuyển, lệ phí giao thông, chi phí qua cầu, qua phà, tiền mua bảo hiểm xe. Chi phí trực tiếp khác: thiệt hại đâm đổ và khoản bồi thường thiệt hại…

Chi phí quản lý kinh doanh dịch vụ du lịch: 

Ở các đơn vị du lịch, chi phí quản lý gián tiếp và có tính chất chung trong toàn doanh nghiệp. các chi phí này được tập trung cho mọi hoạt động: Kinh doanh dịch vụ, kinh doanh vận chuyển, kinh doanh hàng hóa…
Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính và các chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp. chi phí quản lý doanh nghiệp được hạch toán chi tiết theo nội dung khoản mục chi phí như: chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu, dụng cụ đồ dùng cho văn phòng, khấu hao tài sản cố định, thuế vốn, thuế môn bài, thuế nhà đất, các khoản lệ phí, các khoản chi phí về sửa chữa TSCĐ, lãi vay phải trả, tiền điện thoại, điện tín, chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí…

Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ trong lĩnh vực du lịch

- Xuất kho nguyên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ:

N : 621 (chi tiết cho từng loại dịch vụ)

 C : 152 ( giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng)

- Trường hơp nhận VL về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp cho sản xuất SP hay thực hiện dịch vụ lao vụ:

N 621 (chi tiết cho từng loại dịch vụ)

 C 111,112, 331

- Cuối kỳ vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho:

N 152

 C 621

- Cuối kỳ hạch toán kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp theo đối tượng tập hợp chi phí:

N 154

 C 621

- Tỉnh tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất SP hay thực hiện lao vụ dịch vụ trong kỳ

N 622 (chi tiết cho từng loại hoạt động)

 C 334

- Tính trích BHYT,BHXH, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất theo tỷ lệ quy định (phần tính vào chi phí)

N 622 (chi tiết cho từng loại hoạt động)

 C 338

- Tình ra tiền lương chính, phụ và phụ cấp có tính chất tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng chế biến trong kỳ:

N 627 (chi tiết cho từng bộ phận)

 C 334

- Trích BHYT,BHXH, KPCĐ (phần tính vào chi phí)

N 627 (chi tiết cho từng bộ phận)

 C 338

- Chi phí VL chi để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ dùng cho quản lý điều hành hoạt động của phân xưởng ( Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho)

N 627 (chi tiết cho từng bộ phận)

 C 152

- Khi xuất CCDC sản xuất có giá trị nhở cho hoạt động của các bộ phận chế biến, bộ phận kinh doanh, căn cứ vào phiếu xuất kho

N 627 (chi tiết cho từng bộ phận)

 C 153

Còn loại có giá trị lớn phải phân bổ dần thì được hạch toán thông qua tài khoản 142, 242

- Trích khấu hao TSCĐ do các phân xưởng, bộ phận sản xuất kinh doanh quản lý và sử dụng

N 627 (chi tiết cho từng bộ phận)

 C 214

- Phát sinh các chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền điện nước…

N 627 (chi tiết cho từng bộ phận)

 C 111, 112, 331

- Nếu phát sinh các khoản giảm chi phí sản xuất chung

N 111, 112, 331

 C 627

- Cuối kỳ, tính phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và kết chuyển vào các tài khoản có liên quan cho từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ theo phương thức thích hợp

N 154

 C 621, 622, 627

- Giá thành thực tế của khối lượng lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành chuyển giao xác định tiêu thụ

N 632

 C 154

- Cũng như các doanh nghiệp trong các lĩnh vực hoạt động khác, trong du lịch chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn hoạt động quản lý hành chính và chi phí chung khác.

Để hạch toán các khoản chi phí này kế toán sử dụng tài khoản 642 ( được mở chi tiết cho từng nội dung chi phí theo quy định)

Trung tâm Đào tạo Kế toán Đức Minh chuyên đào tạo kế toán thực hành lĩnh vực  Thương Mại Dịch Vụ cho mọi đối tượng học viên

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN