Tin mới

Chuyển đổi hóa đơn điện tử trong trường hợp nào? Kế toán Đức Minh.
Chuyển đổi hóa đơn điện tử trong trường hợp nào? Rất nhiều trường hợp các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán...
Thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ năm 2024 là khi nào? Kế toán Đức Minh.
Thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ năm 2024 là khi nào? Bài viết sau đây, Kế toán Đức Minh sẽ cung cấp cho bạn đọc...
Công ty có bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động không?
Căn cứ quy định tại Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10...
Doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa có phải xuất hóa đơn?
Quy định hiện hành có cho phép doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa hay không? Nếu được bán hàng vào nội địa thì...
Cập nhật các loại thuế doanh nghiệp phải nộp năm 2024
Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Vậy, các loại thuế doanh...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Thông tin khác

So sánh những vấn đề cơ bản trong IAS 21 và VAS 10 về tỷ giá hối đoái - Phần 1

20/12/2016 07:24

Bài viết sau sẽ giúp các bạn thấy được một số điểm phù hợp và chưa phù hợp trong chuẩn mực kế toán Việt Nam, và cũng qua đó giúp chúng ta hiểu hơn về bản chất của vấn đề hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.

So sánh những vấn đề cơ bản trong IAS 21 và VAS 10 về tỷ giá hối đoái - Phần 1

Lời mở đầu về IAS 21 và VAS 10

Định hướng phát triển theo hướng quốc tế hóa các chuẩn mực kế toán trong mỗi quốc gia đã và đang trở thành vấn đề hết sức cần thiết nhằm mục đích tạo ra một ngôn ngữ chung và một sân chơi đạt tiêu chuẩn từ đó sẽ làm tăng hiệu quả thị trường thế giới và tăng khả năng hợp tác tìm kiếm nguồn vốn, góp phần cạnh tranh công bằng và hiệu quả hơn. IASC - Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế là một tổ chức độc lập có mục tiêu nhằm đạt được sự thống nhất trong các nguyên tắc kế toán mà các doanh nghiệp và các tổ chức trên thế giới sử dụng để lập và trình bày báo cáo tài chính. IASC được điều hành và quản lý bởi một hội đồng gồm đại diện của 13 nước thành viên và trên 4 tổ chức thành viên khác. Tất cả các thành viên của ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế đều là các chuyên gia kế toán hàng đầu thuộc liên đoàn kế toán quốc tế (IAFC).

IASC đã xây dựng hệ thống các chuẩn mực kế toán cơ bản nhất để có thể sử dụng ở các quốc gia khác nhau trong điều kiện nền kinh tế khác nhau và dựa trên cơ sở tiêu chuẩn hóa và hài hòa đáp ứng xu hướng toàn cầu hóa hiện nay đặc biệt là hài hòa và thống nhất trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Việt Nam đang đi lên trên con đường phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Theo đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra rất nhanh. Đặc biệt là việc trở thành các nước thành viên trong các tổ chức khu vực và thế giới: ASEAN, WTO… đã đưa nền kinh tế của nước ta xích lại gần hơn với các nước trên thế giới. Do đó, quá trình giao lưu buôn bán hàng hóa, dịch vụ ngày càng diễn ra đa dạng và phong phú hơn. Từ đó đòi hỏi phải có sự phù hợp giữa các quy tắc chuẩn mực để phù hợp với các thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được thuận lợi. Nước ta đã có nhiều sự thay đổi trong nhiều phương diện trong đó không ngoại trừ các chuẩn mực kế toán. Bộ Tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán đã xác định ba nguyên tắc xây dựng chuẩn mực kế toán Việt Nam là phải:

(1) Dựa trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế về kế toán.

(2) Phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - chính trị ở Việt Nam.

(3) Đơn giản, rõ ràng và tuân thủ các quy định về thể thức ban hành văn bản pháp luật.

          Dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế và điều chính cho phù hợp với những đặc điểm riêng biệt và đặc thù của nền kinh tế Việt Nam thì việc biên soạn hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đã giúp cho tiến trình xây dựng và ban hành chuẩn mực diễn ra một cách nhanh chóng, kịp thời. Về cơ bản, các chuẩn mực kế toán của Việt Nam là phù hợp với chuẩn mực quốc tế, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những khoảng cách nhất định do sự quy định khác nhau về một số vấn đề. Cụ thể là trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận này người viết đi sâu vào so sánh giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 10) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 21) sẽ giúp ta thấy được một số điểm phù hợp và chưa phù hợp trong chuẩn mực kế toán Việt Nam, và cũng qua đó giúp chúng ta hiểu hơn về bản chất của vấn đề hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.

Sự giống nhau giữa IAS 21 và VAS 10 về tỷ giá hối đoái 

 

* Ghi nhận ban đầu về chênh lệch tỷ giá hối đoái

Cả IAS 21 và VAS 10 đều có cách tiếp cận tương đối giống nhau về việc ghi nhận ban đầu về chênh lệch tỷ giá hối đoái và cụ thể như sau:

- Một giao dịch bằng ngoại tệ là giao dịch được xác định bằng ngoại tệ hoặc yêu cầu thanh toán bằng ngoại tệ, bao gồm các giao dịch phát sinh khi một doanh nghiệp:

+ Dùng một loại tiền tệ này để mua, bán hoặc đổi lấy một loại tiền tệ khác.

+ Mua hoặc bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà giá cả được xác định bằng ngoại tệ.

+ Trở thành một đối tác (một bên) của một hợp đồng ngoại hối chưa được thực hiện.

+ Vay hoặc cho vay các khoản tiền mà số phải trả hoặc phải thu được xác định bằng ngoại tệ.

+ Mua hoặc thanh lý các tài sản, phát sinh hoặc thanh toán các khoản nợ xác định bằng ngoại tệ.

 - Một giao dịch bằng ngoại tệ phải được hạch toán và ghi nhận ban đầu theo đơn vị tiền tệ kế toán doanh nghiệp bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán và ngoại tệ tại ngày giao dịch.

- tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch được coi là tỷ giá giao ngay. doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá hối đoái thực tế tại ngày giao dịch. Ví dụ tỷ giá trung bình tuần hoặc tháng có thể được sử dụng cho tất cả các giao dịch phát sinh của mỗi loại ngoại tệ trong tuần, tháng đó. Nếu tỷ giá hối đoái giao động mạnh thì doanh nghiệp không được sử dụng tỷ giá trung bình cho việc kế toán của tuần hoặc tháng kế toán đó.

- Nếu không được thanh toán trong cùng kỳ kế toán có phát sinh thì các khoản bằng tiền có được (tức là các khoản được nhận hoặc được trả bằng tiền mặt) được chuyển đổi theo tỷ giá đóng cửa.

Ba ý trên sử dụng nguyên tắc giá gốc. Vì theo chuẩn mực kế toán quốc tế nguyên tắc giá gốc được định nghĩa như sau: tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc, giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền phải trả, đã trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán. Có nhiều phương pháp đo lường khác nhau được áp dụng ví dụ như: giá gốc, giá hiện hành, giá trị thực hiện, giá trị chiết khấu dòng tiền. Mà ở đây tỷ giá đóng cửa là tỷ giá tại thời điểm các khoản tiền được nhận hoặc trả phát sinh.

Ví dụ:

Ngày 15/3/2014 công ty mang 1000$ đến bán cho ngân hàng với tỷ giá USD/VNĐ = 20.100/20.400. Tỷ giá đó chính tỷ giá giao ngay mà ngân hàng đã áp dụng tại thời điểm đó.

- Các khoản mục không phải bằng tiền (hàng tồn kho, tài sản, nhà xưởng và thiết bị) đã kết chuyển theo chi phí ban đầu sẽ được báo cáo theo tỷ giá giao ngay vào ngày giao dịch. Ý này được áp dụng theo nguyên tắc phù hợp. Mà nguyên tắc phù hợp được thể hiện như sau: việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

        Ví dụ: Ngày 16/8/2013 ngân hàng mua 500 USD áp dụng tỷ giá USD/VNĐ: 20.000/20.200 đến ngày 31/12/2013 bán 500 USD đó với tỷ giá USD/VNĐ: 22.100/24.700. Phần chênh lệch tỷ giá hối đoái đó được ghi vào thu nhập.

- Các khoản mục không phải bằng tiền đã kết chuyển theo giá trị thực tế sẽ được báo cáo theo tỷ giá giao ngay vào ngày đánh giá.

- chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ một khoản bằng tiền trong nội bộ tập đoàn, tạo nên một phần giá trị đầu tư thuần của doanh nghiệp vào một đơn vị nước ngoài sẽ được tính vào vốn góp cổ đông cho tới khi thanh lý. Điều này áp dụng nguyên tắc hoạt động liên tục và phù hợp. Vì nội dung này chỉ được áp dụng khi công ty vẫn còn hoạt động, và khoản phát sinh này là phát sinh tăng và được xem là lợi nhuận của doanh nghiệp giữ lại tại cơ sở.

- chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ một khoản nợ nước ngoài dùng để tự bảo hiểm cho một khoản đầu tư thuần của doanh nghiệp vào một tổ chức nước ngoài sẽ được tính vào vốn chủ sở hữu cho tới khi thanh lý. Điều này áp dụng nguyên tắc phù hợp, nó có thể làm tăng hoặc giảm vốn chủ sở hữu và không có các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến chênh lệch tỷ giá hối đoái đó.

Báo cáo tại ngày lập bảng cân đối kế toán

- Tại ngày lập bảng cân đối kế toán:

+ Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ.

+ Các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch.

+ Các khoản mục phi tiền tệ được xác định theo giá trị hợp lý bằng ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái tại ngày xác định giá trị hợp lý.

- Giá trị ghi sổ của một khoản mục được xác định phù hợp với các chuẩn mực kế toán có liên quan. Ví dụ hàng tồn kho được xác định theo giá gốc, tài sản cố định được xác định theo nguyên giá cho dù giá trị ghi sổ được xác định trên cơ sở giá gốc, nguyên giá hay giá trị hợp lý, giá trị ghi sổ được xác định của các khoản mục có gốc ngoại tệ sau đó sẽ được báo cáo theo đơn vị tiền tệ kế toán phù hợp với quy định của chuẩn mực này.

Ví dụ: Bark Inc đã mua thiết bị sản xuất từ Anh Quốc. Giao dịch đã được tài trợ bằng một khoản vay từ một ngân hàng ở Anh.

Thiết bị trị giá 400.000 bảng được mua vào ngày 2/1/2013 và khoản vay đã được ngân hàng trả cho người cung cấp vào cùng ngày hôm đó. Khoản vay được hoàn trả vào ngày 31/12/2014 và lãi suất phải trả ở mức 10% nửa năm vào cuối kỳ. Ngày lập bảng tổng kết tài sản 31/12.

Những tỷ giá hối đoái dưới đây được áp dụng:

                                                                      1 bảng = ………đô la

2/1/2013                                                                1,67

30/6/2013                                                              1,71

31/12/2013                                                            1,75

30/6/2014                                                              1,73

31/12/2014                                                            1,70

Tiền thanh toán lãi suất sẽ được ghi theo tỷ giá giao ngay áp dụng vào ngày thanh toán theo cách thức sau đây:

                                                                                          Đô la

30/6/2013 (20.000 bảng x 1,71)                           34.200

31/12/2013 (20.000 bảng x 1,75)                         35.000

Tổng số lãi năm 2013                                           69.200

                                       

30/6/2014 (20.000 bảng x 1,73)                           34.600

31/12/2014 (20.000 bảng x 1,70)                         34.000

Tổng số lãi năm 2014                                           68.600

Khoản cho vay lúc đầu được ghi vào ngày 2/1/2013 và ghi lại theo tỷ giá giao ngay vào 31/12/2013 và 31/12/2014 sau đó được hoàn trả theo tỷ giá giao ngay. Thay đổi số dư khoản vay được phản ánh như sau:

                                                                                                            Đô la

Ghi vào ngày 2/1/2013 (400.000 bảng x 1,67)                     668.000

Lỗ ngoại tệ khi báo cáo lại khoản vay                                  32.000

Báo cáo lại vào ngày 31/12/2013 (400.000 bảng x 1,75)     700.000

Lãi ngoại tệ khi báo cáo lại khoản vay                                 (20.000)

Báo cáo lại và thanh toán vào ngày                                       680.000

31/12/2014 (400.000 bảng x 1,70) 

Khoản vay sẽ được báo cáo theo giá trị 700.000 đô la trong bảng tổng kết tài sản vào ngày 31/12/2013.

Những khoản sau sẽ được ghi nhận trong báo cáo thu nhập:

                                                                                2013                     2007

          Đô la                     Đô la

Lãi                                                                        68.600                  69.200                                                                                                       

Lỗ/lãi ngoại tệ                                                    (20.000)                 32.000            

 

(còn tiếp)

 

Bài liên quan:

>>> Tỷ giá hối đoái là gì?

>>> Những nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động tỷ giá hối đoái?

>>> Chênh lệch tỷ giá hối đoái là gì?

>>> Phân loại tỷ giá hối đoái?

>>> Ngoại hối là gì?

 

Tham khảo thêm:
>>> đào tạo kế toán tổng hợp
>>> khóa học kế toán ngắn hạn tại hà nội
>>> học kế toán misa
>>> địa chỉ học kế toán tại hoàng mai
>>> dạy kế toán ở Hà Đông
>>> học kế toán ở đâu đống đa
>>> học kế toán tại cầu giấy

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN