Tin mới

Bán nhà cho con rể, cha mẹ vợ có được miễn thuế phí?
Hiện nay, khi thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất, hai bên sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải do cơ quan nào cấp? Kế toán Đức Minh.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là một loại giấy tờ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cho người lao...
Doanh thu bán hàng online bao nhiêu phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Việc mua bán thông qua các trang trực tuyến đã trở thành xu hướng, tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên,...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào là đúng? Kế toán Đức Minh.
Trường hợp nghỉ ốm và muốn xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định thì cần lưu ý gì ?...
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế - Kế toán Đức Minh.
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế thường được xác định bởi các chính sách và quy định của...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Thông tin khác

Phân loại tỷ giá hối đoái - Các loại tỷ giá hối đoái

08/09/2018 09:13

Tiếp tục sê-ri bài viết ngoại tệ và tỷ giá hối đoái, hôm nay Kế toán Đức Minh sẽ hướng dẫn cho các bạn cách phân loại tỷ giá hối đoái theo phương pháp yết giá và trong hạch toán kế toán.

Phân loại tỷ giá hối đoái - Các loại tỷ giá hối đoái
 

1. Phân loại tỷ giá hối đoái - Theo phương pháp yết giá

            Đối với việc áp dụng tỷ giá trong hạch toán Chênh lệch tỷ giá hối đoái chúng ta thường phải quan tâm tới các phương pháp yết tỷ giá. Cụ thể, đứng trên góc độ thị trường tiền tệ quốc gia thì có hai phương pháp yết giá: phương pháp yết giá trực tiếp và phương pháp yết giá gián tiếp.

- Phương pháp trực tiếp: là phương pháp biểu thị một đơn vị ngoại tệ bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ trong nước 

Trong đó thì tiền trong nước là đồng tiền định giá còn ngoại tệ là đồng tiền yết giá.Hiện nay, đa số các quốc gia trên thế giới sử dụng phương pháp yết giá trực tiếp.

Ví dụ: Tại TP. HCM  niêm yết trên thị trường USD/VNĐ = 16.740/45.

Có nghĩa là: Tại TP. HCM thì ngân hàng mua 1 USD phải trả 16.740 VNĐ và bán 1 USD thu được 16.745 VNĐ.

 

Phân loại tỷ giá hối đoái - các loại tỷ giá hối đoái 1

Ảnh 1: Phân loại tỷ giá hối đoái

- Phương pháp gián tiếp: là phương pháp biểu thị một đơn vị tiền tệ trong nước bằng bao nhiêu đơn vị tiền ngoại tệ .

Trong đó, còn ngoại tệ là đồng tiền định giá, tiền trong nước là đồng tiền yết giá.Một số nước liên hiệp Anh và ở Hoa Kỳ thường sử dụng phương pháp yết giá gián tiếp này.

Ví dụ: Tại thị trường London niêm yết GBP/USD = 1,726/45.

Có nghĩa là: Tại thị trường London ngân hàng mua 1 GBP phải trả 1,726 USD và bán 1 GBP thu được 1,745 USD.  

- Nếu đứng ở góc độ thị trường tiền tệ quốc gia, thì Anh và Mỹ dùng phương pháp yết giá gián tiếp để thể hiện giá cả ngoại hối ở nước họ còn các quốc gia còn lại thì dùng phương pháp yết giá trực tiếp để thể hiện giá cả ngoại hối.Với phương pháp yết giá trực tiếp này trên thị trường Việt Nam, giá một ngoại tệ USD đã thể hiện trực tiếp ra bên ngoài.

- Nếu đứng ở góc độ thị trường tiền tệ quốc tế thì trên thế giới chỉ có hai tiền tệ quốc gia là USD, GBP và hai tiền tệ quốc tế là SDR, EUR là dùng cách yết giá trực tiếp, các loại tiền tệ còn lại dùng cách yết giá gián tiếp.

Ví dụ:

                  USD/VNĐ                                       SDR/VNĐ

                  USD/JPY                                         EUR/CHF   

                  GBP/VNĐ                                       SDR/USD     

Có nghĩa là giá của các tiền tệ như VNĐ, CHF, JPY… chưa thể hiện trực tiếp ra bên ngoài mới thể hiện gián tiếp, còn giá của USD, GBP hay của SDR, EUR được thể hiện trực tiếp ra bên ngoài.

Ví dụ:            

USD /VNĐ = 20.250

Tức là giá 1 USD = 20.250 VNĐ, còn giá 1 VNĐ thì chưa thể hiện trực tiếp ra bên ngoài, muốn tìm, chúng ta làm phép chia như sau:

1 VNĐ =  USD = 0,00004938 USD

 

Phân loại tỷ giá hối đoái - các loại tỷ giá hối đoái 2

Ảnh 2: Phân loại tỷ giá hối đoái

2. Phân loại tỷ giá hối đoái - Trong hạch toán kế toán

Tỷ giá hối đoái được hình thành khách quan và phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ, do vậy điều tất nhiên nó sẽ thường xuyên biến động. Khi Tỷ giá hối đoái biến động sẽ kéo theo sự biến động của ngoại tệ hiện có của Doanh nghiệp hay của các khoản phải thu, phải trả bằng ngoại tệ. Do đó việc xác định Tỷ giá hối đoái là rất phức tạp. Trong hạch toán kế toán thường xuất hiện các loại tỷ giá khác nhau căn cứ vào tính chất kinh doanh của ngân hàng, công cụ thanh toán quốc tế và cơ chế quản lý ngoại hối. Các loại tỷ giá này được hình thành trên cơ sở của Tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng, Tỷ giá hối đoái của hệ thống ngân hàng thương mại, Tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do. Tuy nhiên thì khi các Doanh nghiệp thực hiện ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán thường xuyên phải căn cứ vào 2 loại tỷ giá chủ yếu sau:

- Tỷ giá giao dịch thực tế

- Tỷ giá ghi sổ kế toán

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC định nghĩa các loại tỷ giá trên như sau:

 

Phân loại tỷ giá hối đoái - các loại tỷ giá hối đoái 3

Ảnh 3: Phân loại tỷ giá hối đoái

♣ Phân loại tỷ giá hối đoái - Tỷ giá giao dịch thực tế

● Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ bao gồm:

- Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa Doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.

- Trường hợp hợp đồng không quy định tỷ giá thanh toán thì Doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo các loại tỷ giá sau:

 + Tỷ giá giao dịch thực tế khi góp vốn hoặc nhận vốn góp: là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi Doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn.

 + Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi Doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh.

+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi Doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.

 + Đối với các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài khoản phải trả), tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi Doanh nghiệp thực hiện thanh toán.

● Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính: là tỷ giá công bố của ngân hàng thương mại nơi Doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do Doanh nghiệp tự lựa chọn) theo nguyên tắc:

- Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản: là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi Doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Đối với các khoản ngoại tệ gửi ngân hàng thì tỷ giá thực tế khi đánh giá lại là tỷ giá mua của chính ngân hàng nơi Doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ.

- Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả: là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

 - Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch nội bộ.

 

Phân loại tỷ giá hối đoái - các loại tỷ giá hối đoái 4

Ảnh 4: Phân loại tỷ giá hối đoái

♣ Phân loại tỷ giá hối đoái - Tỷ giá ghi sổ

 Tỷ giá ghi sổ gồm: tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh hoặc tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động (tỷ giá bình quân gia quyền sau từng lần nhập).

● Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh: là tỷ giá khi thu hồi các khoản nợ phải thu, các khoản ký cược, ký quỹ hoặc thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, được xác định theo tỷ giá tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc tại thời điểm đánh giá lại cuối kỳ của từng đối tượng.

● Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động: là tỷ giá được sử dụng tại bên Có tài khoản tiền khi thanh toán tiền bằng ngoại tệ, được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị được phản ánh tại bên Nợ tài khoản tiền chia cho số lượng ngoại tệ thực có tại thời điểm thanh toán.

Tóm lại,Tỷ giá hối đoái là một trong những công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế cũng như điều tiết các hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi nước. Vì vậy các nước trên thế giới đều áp dụng chế độ nhiều tỷ giá chính thức để điều tiết nền kinh tế.Mục đích thi hành chế độ nhiều tỷ giá trước hết là để điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế, Tỷ giá hối đoái, đồng thời còn có tác dụng như là một loại thuế nhập khẩu đặc biệt hoặc làm tiền thưởng cho xuất khẩu, làm công cụ phục vụ chính sách bảo hộ mậu dịch và trong những trường hợp nào đó, làm tăng thu cho ngân sách Nhà nước qua thu thuế bán ngoại hối.

Dù hình thức muôn hình, muôn vẻ nhưng nhìn chung chế độ nhiều tỷ giá có những đặc điểm chính sau đây:

- Đối với những hàng hoá xuất khẩu cần phải bán phá giá thì áp dụng Tỷ giá hối đoái cao còn đối với những hàng hoá không khuyến khích xuất khẩu thì áp dụng tỷ giá thấp

- Đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào khu vực thị trường nào thì áp dụng Tỷ giá hối đoái cao.

- Đối với khách du lịch, kiều hối và các tư nhân gửi tiền vào trong nước thì áp dụng Tỷ giá hối đoái ưu đãi.

- Đối với những hàng hoá cần phải hạn chế nhập khẩu thì áp dụng Tỷ giá hối đoái cao còn đối với hàng hoá cần khuyến khích nhập khẩu thì áp dụng Tỷ giá hối đoái thấp.

 

Bài liên quan:

>>> Tỷ giá hối đoái là gì?

>>> Những nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động tỷ giá hối đoái?

>>> Chênh lệch tỷ giá hối đoái là gì?

>>> Phân loại tỷ giá hối đoái?

>>> Ngoại hối là gì?

 

Tham khảo thêm:
>>> đào tạo kế toán tổng hợp
>>> khóa học kế toán ngắn hạn tại hà nội
>>> học kế toán misa
>>> địa chỉ học kế toán tại hoàng mai
>>> dạy kế toán ở Hà Đông
>>> học kế toán ở đâu đống đa
>>> học kế toán tại cầu giấy

 

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN