Tin mới

Bán nhà cho con rể, cha mẹ vợ có được miễn thuế phí?
Hiện nay, khi thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất, hai bên sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải do cơ quan nào cấp? Kế toán Đức Minh.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là một loại giấy tờ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cho người lao...
Doanh thu bán hàng online bao nhiêu phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Việc mua bán thông qua các trang trực tuyến đã trở thành xu hướng, tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên,...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào là đúng? Kế toán Đức Minh.
Trường hợp nghỉ ốm và muốn xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định thì cần lưu ý gì ?...
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế - Kế toán Đức Minh.
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế thường được xác định bởi các chính sách và quy định của...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Tài chính - Kinh doanh

Xu hướng bán hàng ký gửi

15/08/2014 08:57

Hàng hóa phong phú, không cần đầu tư vốn mà vẫn thu lãi lớn là những lý do khiến nhiều chủ cửa hàng chuyển sang hình thức kinh doanh hàng ký gửi.

 Xu hướng bán hàng ký gửi

 

Trước đây, cô Hoàng Thị Dung, chủ cửa hàng bán tranh thêu trên đường Phạm Ngọc Thạch thường phải đầu tư liền lúc mấy trăm triệu để nhập tranh về bán. Đau đầu chuyện vốn nên hơn nửa năm nay, cô Dung nhận ký gửi tranh thêu chữ thập của những người thêu tự do về bày ở cửa hàng  để bán cho khách. “Thời buổi kinh tế khó khăn, nhận ký gửi không phải bỏ vốn lớn mà hàng lại phong phú, chỉ mất 10 triệu đồng thuê mặt bằng hàng tháng”, cô nói.
 
Giá ký gửi phụ thuộc vào chất lượng và mức độ kỹ thuật của mỗi bức tranh. Tranh thêu loại đơn giản, khổ nhỏ có giá kế toán bán hàng tính phải  300.000 - 500.000 đồng một bức. Loại khổ to có kỹ thuật phức tạp, cầu kỳ có giá từ một triệu đồng đến 7 triệu đồng, thậm chí một số bức tranh giá ký gửi lên đến hơn chục triệu đồng.
 
 
Bán hàng ký gửi giúp hàng hóa phong phú, chủ kinh doanh không cần đầu tư vốn lớn. Ảnh minh họa.
Trung bình mỗi ngày cô Dung nhận ký gửi 3-4 bức tranh thêu, khi nào bán được mới thanh toán tiền. Những bức tranh này được bày tại showroom, đăng tải trên website của cửa hàng để khách biết đến và mua. “Giá ký gửi mỗi bức tranh sẽ do khách tự quyết định và dựa trên tư vấn của mình. Còn giá bán ra do cửa hàng tự quyết định”, cô Dung cho biết.
 
Theo cô Dung, bán hàng ký gửi phụ thuộc vào sự may rủi và duyên bán hàng. Cô cho biết, nhiều khách chấp nhận trả giá cao, tính ra gấp 2-3 lần mức giá mình nhận ký gửi, để sở hữu một bức tranh ưng ý. Tuy nhiên, cũng không ít lần tranh để hàng tháng mà không bán được. Theo đó, những tháng may mắn, cô thu lãi không dưới vài chục triệu đồng, nhưng nếu ế ẩm thì phải chịu không tiền mặt bằng.
 
“Khó khăn lớn nhất trong kinh doanh ký gửi tranh thêu chữ thập là khâu giữ gìn, bảo quản”, cô Dung nói. Những bức tranh ký gửi thường không có khung, giá trị lại khá lớn. Do đó, cô phải đầu tư một khoản chi phí không nhỏ để đóng khung và bảo quản.
 
Cũng vì vốn khó khăn nên anh Trần Văn Dũng, chủ hàng đồ da Việt (Xuân Thuỷ, Cầu Giấy) chỉ nhập hàng với số lượng ít, còn chủ yếu nhận ký gửi của hộ sản xuất lẻ ở Phú Xuyên. “Vốn lớn không có, tiền thuê cửa hàng thì vẫn trả hàng tháng, đóng cửa hàng thì không được. Mỗi lần nhận ký gửi mình chỉ mất 5-10% tiền đặt cọc tính theo giá buôn”, anh Dũng chia sẻ.
 
Anh cho biết, mỗi lần anh nhận ký gửi 20-30 sản phẩm và trả cho chủ sản xuất khoảng 5 triệu đồng tiền đặt cọc. Hai bên thương lượng giá cả và làm hợp đồng, khi nào bán được hàng, anh sẽ thanh toán nốt số còn lại.
 
Song anh Dũng cho biết, tìm được mối kí gửi và nguồn hàng tốt không phải dễ. Đa số khách tìm đến ký gửi là hàng cũ, hàng tồn. Muốn tìm được hàng ký gửi chất lượng thì cửa hàng phải có uy tín và tốc độ đẩy hàng nhanh. “Vì không một chủ sản xuất nào lại muốn ký gửi hàng đến một năm trời mà không bán hết”, anh Dũng nói.
 
Từng kinh doanh mỹ phẩm một thời gian nhưng thất bại, chị Bùi Thương Hiền, sinh năm 1984 chuyển hướng sang bán hàng tạp hoá và nhận ký gửi tất cả các sản phẩm. “Tất cả các vật dụng trong gia đình thậm chí là bó đũa mua thừa còn nguyên không dùng đến mình cũng nhận ký gửi”, chị Hiền cho biết.
 
Nhận ký gửi đa dạng mặt hàng nhưng chị Hiền yêu cầu hàng phải còn mới, còn hạn sử dụng, nguyên túi. Đa số khách ký gửi là những người mua về không dùng nữa hoặc có thừa nên có nhu cầu bán lại. Mặt hàng chị Hiền nhận thường nhỏ lẻ nên không mất tiền đặt cọc. Chị Hiền cho biết, thường mỗi sản phẩm, chị thu được 4.000 - 5.000 đồng, nhưng cũng có một số mặt hàng chị lãi được gần 100.000 đồng. Nhưng công việc này cũng tiềm ẩn không ít rủi ro vì chỉ nhận hàng nguyên đai nguyên kiện nên chị Hiền rất khó kiểm soát chất lượng của sản phẩm bên trọng. Nếu không may là hàng giả, hàng vỡ, hỏng, chị khó có thể quy trách nhiệm cho khách hàng vì bản thân chị là người bảo quản.
 
 ( Nguồn: Internet )

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN