Tin mới

Thuế tiêu thụ đặc biệt có áp dụng với cây thuốc lá hay không? Kế toán Đức Minh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ...
Tài liệu kế toán là hóa đơn được lưu trữ trong thời hạn bao lâu? Kế toán Đức Minh.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc duy trì hồ sơ kế toán là một phần không thể thiếu đối với mọi tổ chức và...
TẠI SAO NÊN LẤY VỢ KẾ TOÁN
Có nên lấy vợ kế toán hay không? Tại sao nên lấy vợ kế toán? Cùng Kế toán Đức Minh giải đáp rõ hơn qua bài viết sau đây...
Kế toán cần lưu ý những bộ chứng từ kế toán gì đối với từng nghiệp vụ - Kế toán Đức Minh.
Đối với từng nghiệp vụ kế toán sẽ cần những chứng từ riêng biệt. Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu chi tiết hơn về những...
Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi sổ kế toán thuế được dùng để làm gì? Kế toán Đức Minh.
Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi sổ kế toán thuế là một công cụ quan trọng trong quá trình quản lý kế toán thuế của...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Cách lập báo cáo tài chính cuối năm trên Excel

09/12/2015 02:35

Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính cuối năm trên Excel bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính

Cách lập báo cáo tài chính cuối năm trên Excel

1. Hướng dẫn cách lập bảng cân đối kế toán

 Chú ý: Để bảng cân đối kế toán đúng thì: Tổng Tài Sản =  Tổng Nguồn Vốn      

Cách làm:

Cột số năm trước: Căn cứ vào Cột năm nay của “ Bảng Cân Đối Kế toán “ Năm trước.

Cột số năm nay: Chuyển số liệu của các TK từ loại 1 đến loại 4 ( phần số dư cuối kỳ ) trên bảng CĐPS năm và ghép vào từng chỉ tiêu tương ứng trên Bảng CĐKT.

Ví dụ : Chỉ tiêu [110]- “ Tiền và các khoản tương đương tiền “ bằng (=) Số dư Nợ cuối kỳ của các tài khoản 111 + TK 112 + TK 121 ( đối với các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn dưới 3 tháng ).

- Riêng đối với các chỉ têu liên quan đến khách hàng và nhà cung cấp ( người bán ) thì căn cứ vào Bảng Tổng Hợp TK 131, 331

2. Hướng dẫn cách lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh:

 - Bảng này lập cho thời kỳ- là tập hợp kết quả kinh doanh của một kỳ, thời kỳ ở đây có thể là tháng, quý Năm tuỳ theo mục đích quản trị của Doanh Nghiệp và là năm đối với cơ quan  thuế.

 

Cách làm:

Cột số năm trước: Căn cứ vào cột ngăm ngay của “ Báo cáo kết quả kinh doanh “ năm ttrước

 Cột số năm nay : Chuyển số liệu từ Bảng CĐPS năm của các TK từ loại 5 đến loại 8 ( phần số phát sinh ) và ghép vào từng chỉ tiêu tương ứng trên Báo cáo KQKD.

 Ví dụ : Chỉ tiêu [01] – “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ “ bằng (= ) Tổng số phát sinh Tk 511 trên bảng CĐPS năm.

 
3. Hướng dẫn cách lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
 - Thể hiện dòng ra và dòng vào của tiền trong Doanh Nghiệp , để BCLCTT đúng thì chỉ tiêu ( 70 ) trên LCTT phải bằng chỉ tiêu ( 110 ) trên bảng CĐKT )

 

Cách làm:

Cột số năm trước: Căn cứ vào Cột năm nay của “ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ “ năm trước.

Cột Số năm nay : Căn cứ vào sổ Quỹ tiền mặt và Tiền gửi Ngân hàng, hoặc căn cứ vào số phát sinh TK tiền mặt, TK tiền gửi ngân hàgn trên NKC.

 a. Nếu căn cứ vào Sổ Quỹ Tiền Mặt và Tiền gửi Ngân hàng :

- Trên sổ quỹ TM, tính tổng số phát sinh của cả kỳ kế toán tại cột thu, chi bằng hàm subtotal- Đặt lọc cho Sổ quỹ TM ( lưu ý không lọc cácc chỉ tiêu đè có định )- Trên cột TK đối ứng lọc lần lượt từng TK đối ứng vừa lọc và bên cột Diễn giải sẽ xuất hiện nội dung của nghiệp vụ. Nội dung này tương ứng với từng chỉ tiêu nào trên “ BC lưu chuyển tiền tệ “ thì mang số tiền tổng cộng về đúng chỉ tiêu đó trên “ BC lưu chuyển tiền tệ “. Nếu có nhiều nội dung chung cho một chỉ tiêu thì thực hiện cộng nối tiếp vào sổ đã có. Nếu nội dung lọc lên màk hông biết đưa vào chỉ tiêu nào thì đưa vào thu khác hoặc chi khác. 

b. Nếu căn cứ từ Nhật Ký Chung:

-  TÍnh tổng cộng phát sinh của cả kỳ kế toán trên NKC bằng hàm subtotal

-  Đặt lọc cho sổ NKC ( Lưu ý : không lọc các tiêu đề cố định )

-  Trên NKC, ở Cột TK nợ/ TK Có các bạn lọc lên TK Tiền Mặt, sau đó lọc tiếp lần lượt từng TK đối ứng bên Cột TK đối ứng. Khi Đó hàm subtotal sẽ tính tổng số tiền của TK đối ứng vừa lọc và bên cột Diễn giải sẽ xuất hiện nội dung của nghiệp vụ.. ( Làm tương tự các phần tiếp theo như khi căn cứ vào sổ Quỹ tiền mặt )

4. Hướng dẫn cách lập Thuyết minh báo cáo tài chính:
- Là báo cáo giải thích thêm cho các biểu: bảng CĐKT, báo cáo KQKD, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các bạn căn cứ vào Bảng Cân Đối Kế Toán, Báo cáo KQKD, Báo cáo LCTT, Bảng cân đối số phát sinh năm, Bảng trích Khấu hao TSCĐ ( trường hợp thuyết minh cho phần TSCĐ) và các sổ sách liên quan để lập. 

Chúc các bạn thành công!

 

Nếu đọc xong vẫn chưa hiểu rõ có thể tham gia: Lớp học kế toán trên Excel thực hành bằng chứng từ thực tế tại Công ty kế toán Đức Minh , để được hướng dẫn chi tiết và theo đúng quy trình chuẩn. Các kỹ năng đọc và phân tích báo cáo tài chính, cách in sổ.

 

Phần này Công ty đào tạo kế toán Đức Minh xin hướng dẫn cách lập sổ sách kế toán trên Excel đầy đủ và chi tiết nhất: Từ việc xử lý từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến lập sổ sách, lập báo cáo tài chính trên Excel.

 

Hướng dẫn thực hành kế toán trên Excel gồm 9 phần cụ thể như sau:

I - CÁC HÀM THƯỜNG DÙNG TRONG EXCEL KẾ TOÁN

1/ Hàm SUMIF                                                                            

a/ Sử dụng hàm SUMIF trong việc:

Kết chuyển các bút toán cuối kỳ

- Tổng hợp số liệu từ Bảng nhập liệu (BNL) lên Bảng cân đối số phát sinh tháng/năm, lên Bảng Nhập xuất tồn kho, lên Bảng tổng hợp phải thu, phải trả khách hàng….và các bảng tính có liên quan.

b/ Tác dụng hàm SUMIF: Hàm SUMIF là hàm tính tổng theo điều kiện: 

VD: (đặt công thức tại địa chỉ ô cần tính)

2/ Hàm VLOOKUP:

a/ Sử dụng hàm VLOOKUP trong việc:

Tìm đơn giá Xuất kho từ bên Bảng Nhập Xuất Tồn về BNL, về Phiếu xuất kho…

- Tìm Mã hàng hóa, tên hàng hóa từ DMTK về Bảng Nhập Xuất Tồn

- Tìm Số dư của đầu tháng N căn cứ vào cột Số dư cuối của tháng N – 1.

- Tìm số “Khấu hao (Phân bổ) lũy kế từ kỳ trước” của bảng khấu hao (bảng phân bổ chi phí) tháng N, căn cứ vào “Giá trị khấu hao (phân bổ) lũy kế" của tháng N – 1.

- Và các bảng tính khác liên quan…

b/ Tác dụng hàm VLOOKUP:

- Hàm Vlookup là hàm tìm kiếm theo một điều kiện đã có: (Điều kiện đã có gọi là “Giá trị để tìm kiếm”.

II. Cách chuyển số dư cuối năm trước sang đầu năm mới:

- Vào số dư đầu kỳ cho “Bảng cân đối phát sinh tháng” (nhập vào TK chi tiết, ví dụ: số dư chi tiết của TK 156 phải nhập chi tiết đến từng mã hàng).

- Vào số liệu đầu kỳ các bảng phân bổ 142, 242, bảng khấu hao TSCĐ, bảng tổng hợp Nhập Xuất Tồn, và các sổ khác (nếu có)

- Chuyển lãi (lỗ) về năm trước (Căn cứ vào số dư đầu năm TK 4212 trên Bảng CĐPS tài khoản để chuyển). Việc thực hiện này được định khoản trên Bảng nhập dữ liệu (BNL) và chỉ thực hiện 1 lần trong năm, vào thời điểm đầu năm.

 

III. Hướng dẫn cách nhập liệu trên Bảng nhập liệu.

- Cột Ngày tháng ghi sổ: Ngày tháng ghi sổ bằng hoặc sau ngày chứng từ.

- Cột Số hiệu: Là số hiệu của Hóa đơn, của Phiếu thu (PT), Phiếu chi (PC), Giấy báo nợ (GBN), báo có (GBC), phiếu kế toán (PKT)…

- Cột Ngày chứng từ: Là ngày thực tế trên chứng từ.

- Cột số phiếu Thu/Chi/Nhập/Xuất: Nhập số phiếu tương ứng với từng nghiệp vụ phát sinh liên quan.

Ví dụ:  Sau khi định khoản hết các bút toán từ chứng từ bạn thực hiện các bút toán cuối tháng -> tính ra lãi (lỗ) của một tháng trên Bảng nhập dữ liệu -> thực hiện “Tổng cộng số phát sinh Nợ/Có” của cả tháng bằng hàm SUBTOTAL. (BNL đúng khi tổng Nợ – tổng Có)

+)      Cú pháp hàm: = SUBTOTAL(9, dãy ô cần tính tổng)

+)      Tổng phát sinh bên Nợ: = SUBTOTAL(9;G13:G190)

+)     Tổng phát sinh bên Có: =SUBTOTAL(9;H13:H190)

(Số 9 là cú pháp mặc định của hàm cho việc tính tổng)

- Cột kiểm tra số liệu theo tháng: Dùng để in sổ cuối kỳ (khi in sổ mới làm)

- Cột chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ: Dùng gắn mã chỉ tiêu LCTT (khi lập LCTT mới làm)

- Sau mỗi một nghiệp vụ bạn cách ra một dòng

IV - HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬP LIỆU TRONG EXCEL VỚI NHỮNG NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU

 1/ Các nghiệp vụ không liên quan đến Thu, Chi, Nhập, Xuất.

 Với các nghiệp vụ này bạn không phải nhập liệu vào các cột: Số phiếu Thu/Chi/Nhập/Xuất, cột số lượng Nhập và số lượng Xuất.

 

 2/ Các nghiệp vụ liên quan đến Phải thu, Phải trả.

 - Hạch toán trên BNL chi tiết đến từng đối tượng, cụ thể:

a.   Nếu phát sinh thêm Khách hàng hoặc Nhà cung cấp mới - Thì phải khai báo chi tiết đối tượng KH hoặc NCC mới bên bảng Danh mục tài khoản và đặt Mã tài khoản (Mã khách hàng) cho KH/NCC đó, đồng thời định khoản chi tiết bên BNL theo Mã TK mới khai báo.

VD: Công ty Cổ phần Mạnh Dũng (là khách hàng mới).

Bước 1: Sang DMTK khai chi tiết tên khách hàng - Công ty Cổ phần Mạnh Dũng với mã Khách hàng là: 1311 hoặc 131MD (Khai báo phía dưới TK 131) (Việc khai báo mã TK như thế nào là tùy vào yêu cầu quản trị của bạn)

Bước 2: Hạch toán bên BNL theo mã TK (Mã KH) đã khai báo cho Công ty Cổ phần Mạnh Dũng là: 1311 hoặc 131MD.

b.   Nếu không phát sinh Khách hàng mới thì khi gặp các nghiệp vụ liên quan đến TK 131 và TK 331, bạn quay lại Danh mục TK lấy Mã Khách hàng đã có để định khoản trên BNL.

 

3/ Các nghiệp vụ Mua, Bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ(TK 156, 155, 154 sửa chữa…..)

- Hạch toán trên BNL chi tiết đến từng mã hàng, cụ thể:

( Xem thêm phần 2 )

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN