Tin mới

Bán nhà cho con rể, cha mẹ vợ có được miễn thuế phí?
Hiện nay, khi thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất, hai bên sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải do cơ quan nào cấp? Kế toán Đức Minh.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là một loại giấy tờ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cho người lao...
Doanh thu bán hàng online bao nhiêu phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Việc mua bán thông qua các trang trực tuyến đã trở thành xu hướng, tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên,...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào là đúng? Kế toán Đức Minh.
Trường hợp nghỉ ốm và muốn xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định thì cần lưu ý gì ?...
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế - Kế toán Đức Minh.
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế thường được xác định bởi các chính sách và quy định của...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Nợ phải thu, phải trả - Kế toán cần lưu ý gì trước khi lên BCTC

02/08/2017 02:40

Những lưu ý về Nợ phải thu, phải trả trước khi lên báo cáo tài chính. Tài khoản 331 – Nợ phải trả và tài khoản 131 – phải thu khách hàng là loại tài khoản lưỡng tính vừa có số dư bên nợ lại vừa có số dư bên có. Vậy kế toán cần chú ý kiểm tra những gì trước khi lên báo cáo tài chính?Bài viết sau đây, Kế toán Đức Minh sẽ đưa ra những lưu ý cần thiết nhất nhé!

Nợ phải thu, phải trả -  Kế toán cần lưu ý gì trước khi lên BCTC

 

1.Tài khoản (TK) 131 phải thu khách hàng

Số dư NỢ khi khách hàng mua tiền nhưng chưa thanh toán : Dư Nợ 131 = MS 132 trên Bảng cân đối kế toán thuộc khoản phải thu

Số dư CÓ khi khách hàng ứng trước tiền hàng cho doanh nghiệp (mình) những chưa lấy hàng nên để treo bên Có = MS 312 trên Bảng cân đối kế toán thuộc khoản phải trả

2.Tài khoản 331 phải trả người bán

Số dư NỢ khi mình ứng trước tiền mua hàng cho người bán : Dư Nợ 131 = MS 132 trên Bảng cân đối kế toán trả trước cho người bán thuộc khoản phải thu

Số dư CÓ mình đi mua hàng nợ bên bán treo bên Có = MS 311 trên Bảng cân đối kế toán thuộc khoản phải trả

– Không được phép cấn trừ công nợ khi phát sinh vừa là người mua hàng đồng thời cũng là người cung cấp hàng hóa trên cùng một đối tượng khách hàng, nếu cấn trừ công nợ thì phải có văn bản xác nhận của hai bên rồi mới được phép cấn trừ công nợ của nhau, cuối năm làm cái giấy xác nhận công nợ đối chiếu giữa hai bên

3.Thủ tục cấn trừ công nợ giữa hai đối tượng vừa là người mua đồng thời cũng là người bán

Biên Bản đối chiếu công nợ

Biên bản thỏa thuận về việc cấn trừ công nợ với nhau

Hoạch toán: Nợ 331/ có TK 131 để cấn trừ công nợ lẫn nhau

– Cuối năm phải lập biên bản đối chiếu công nợ với các công ty Mua và Bán hàng có ký tá đóng đấu xác nhận của hai bên cái này đặc biệt quan trọng nếu công ty nào có kiểm toán vào kiểm tra hồ sơ doanh nghiệp nên những công ty nào có kiểm toán ghé thăm họ thường cuối năm sẽ làm bảng đối chiếu công nợ Fax và gửi sang đóng dấu xác nhận rùi mới lên báo cáo tài chính đó là tính thận trọng cần thiết trong nghề nghiệp

– Nếu trên bảng tổng hợp công nợ Tài khoản 131 và Tài khoản 331: vừa có số dư Bên Nợ + số Dư Bên Có mà khi nhìn lên bảng cân đối phát sinh lại chỉ có số dư một bên thì chứng tỏ kế toán đã ko hiểu tính chất lưỡng tính của hai tài khoản này nên mới để cấn trừ nhau

– Khi thanh tra thuế tại doanh nghiệp thường cán bộ thuế thường hay chú ý Bên Có TK 131 và Bên Có TK 331:

+ Bên Có TK 131: phải xem tại sao chưa xuất hóa đơn ví dụ: nếu là công ty xây dựng: đã nghiệm thu giai đoạn và khách đã thanh toán nhưng doanh nghiệp vẫn chưa xuất hóa đơn, sẽ bị truy hồi tố lại thời điểm nghiệm thu để tính doanh thu và thuế GTGT, nếu là công trình tư nhân thì có thể nhờ họ ký lại biên bản nghiệm thu còn nếu là của công trình nhà nước thì vạn sự khó cứu vãn vì mỗi lần thanh toán giai đoạn đều có hồ sơ nghiệm thu và hồ sơ thanh toán qua kho bạc nên khó có thể có phương án xử lý tốt hơn được

+ Bên Có TK 331: bạn phải nhắc sếp và doanh nghiệp có phương án thanh toán chuyển khoản để được khấu trừ thuế

Chú ý:

+ Trước năm 2014 hóa đơn thông thường hay hóa đơn VAT nếu có giá trị lớn hơn 20.000.000 thì phải chuyển khoản mới được khấu trừ nếu không chuyển khoản được thanh toán bằng tiền mặt thì vẫn là chi phí hợp lý

+ Từ ngày 1/1/2014 hóa đơn thông thường hay hóa đơn VAT nếu có giá trị lớn hơn 20.000.000 thì phải chuyển khoản mới được khấu trừ và được tính vào chi phí hợp lý

+ Công nợ nào chưa trả thì lập hợp đồng trả chậm, nếu đã có hợp đồng thì lập phụ lục hợp đồng
=> Theo luật Thuế TNDN trên kể từ ngày 1/1/2014 tất cả chứng từ hóa đơn đầu vào Có giá trị > 20.000.000 thì phải thanh toán qua ngân hàng thì mới được khấu trừ thuế đồng thời mới được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

4. Các biện pháp triệt tiêu TK Dư Có 331: phải trả khác hàng

– Phương án 1: Trước thời điểm thanh tra thuế làm thủ tục chuyển khoản cho khách theo phương pháp cuốn chiếu ví dụ có một khoản 1 tỷ sẽ chuyển vào cho khách hàng => sau đó rút ra => và lại chuyển cho khách hàng cho đến khi triệt tiêu tài khoản công nợ, nếu không có tiền mặt tại quỹ hay ngân hàng có thể thuê bên thứ ba chuyển khoảng khoản và sẽ mất khoản phí nhất định trên một khoản tiền mượn hợp thức hóa này 1.000.000.000 đ sẽ mất khoản phí cho bên cho thuê tiền là 5.000.000đ

– Phương án 2: có thể thuê hay ký hợp đồng ngân hàng hay bên thứ ba có dịch vụ cho thuê tiền sau đó ký hợp đồng thanh toán 3 bên để bên thứ ba làm thủ tục chuyển khoản thanh toán cho bên bán với khoản phí nhất định về mặt thuế GTGT vẫn hợp háp theo TT219

– Phướng án 3: Ký hợp đồng chả trậm cho bên bán, nếu trước ngày 31/12/xxxx năm tài chính chưa thể thanh toán thì có thể làm hợp đồng trả chậm nếu thời gian thanh toán quá hạn nhiều năm chưa thanh toán vì nhiều lý do khác

– Phương án 4: nhờ lại bên Bán xuất hóa đơn bán hàng lại cho bên mua nếu hai bên có mối quan hệ thân quen => sau đó làm biên bản cấn trừ công nợ theo TT219 => Sau khi thanh tra thuế xong thì doanh nghiệp tiến hành xuất hóa đơn trả lại cho bên Bán

5. Các biện pháp triệt tiêu TK Dư Có 131: Phải thu khác hàng

– Phương án 1: nếu khách hàng chuyển trước mà không lấy hóa đơn nếu là cá nhân thì, làm thủ tục hủy hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng và trả lại tiền cho khách phiếu chi tiền, chuyển khoản lại càng tốt. thủ tục này làm ngay trong năm tài chính

– Phương án 2: nếu khách hàng ứng trước mà có lấy hóa đơn kéo dài nhiều năm vẫn chưa xuất hóa đơn thì lập Biên bản tạm ngưng thi công ký tá hai bên xác nhận, và làm đủ thủ tục

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Huyen Babi-

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN