Tin mới

Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài 2024 thế nào?
Doanh nghiệp Việt Nam có quyền tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc nhưng phải thực hiện thủ tục đăng ký nhu cầu...
Không đăng ký chương trình khuyến mại có bị phạt không?
Thương nhân tổ chức hoạt động khuyến mại mà không đăng ký chương trình khuyến mại thì có bị xử phạt hay không? Mức xử...
Hoạt động khuyến mại nào phải đăng ký? Thủ tục như thế nào?
Những hoạt động khuyến mại phải đăng ký bao gồm gì? Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký hoạt động khuyến mại? Hồ sơ đăng...
Thuế tiêu thụ đặc biệt có áp dụng với cây thuốc lá hay không? Kế toán Đức Minh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ...
Tài liệu kế toán là hóa đơn được lưu trữ trong thời hạn bao lâu? Kế toán Đức Minh.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc duy trì hồ sơ kế toán là một phần không thể thiếu đối với mọi tổ chức và...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Các khoản mục để có một báo cáo tài chính đẹp

05/01/2015 04:50


Vào những ngày đầu năm, mọi người đang phấn khởi ăn chơi chờ nghỉ tết, kế hoạch cho năm mới còn chưa có hoặc chưa phải vội thì anh em trong nghề kế toán và thuế lại là những ngày tháng kinh khủng nhất của một năm tài chính. Kế toán phải hoàn thiện sổ sách để trình báo cáo tài chính ký, để nộp cơ quan thuế để không phải nộp thuế là tốt nhất,...

Các khoản mục để có một báo cáo tài chính đẹp

  

Trước tiên là tìm hiểu xem các kế toán kiểm soát các tài khoản của mình như thế nào?

 

1. Tiền mặt ( TK 111)

Số dư cuối kỳ có khớp với  số kiểm kê không? Nếu không tìm nguyên nhân, có thể đã hạch toán thiếu phiếu thu chi. Hạch toán bổ sung.

Kiểm tra xem có thời điểm nào quỹ bị âm không? (bạn chú ý ngày chi tiền có thể khác với ngày lập phiếu chi. Nếu kế tóan lập phiếu chi, mà quỹ âm, thì thủ quỹ có thể chưa chi. Tới khi quỹ có tiền, thủ quỹ mới làm thủ tục chi tiền, ngày chi được ghi vào ngày tháng phía bên dưới của phiếu chi))tien mat

Nếu quỹ âm thì sao nhỉ ? Hãy thu hồi các khoản công nợ dưới 20 triệu bằng tiền mặt hoặc vay cá nhân để bù vào quỹ. 

 

2. Tiền gửi ngân hàng ( TK 112)

Cái này thì vì có sao kê của ngân hàng chuẩn xác, nếu quỹ trên sổ sách bị âm thì nên điều chỉnh lại theo sao kê của ngân hàng.

Kiểm tra lại toàn bộ sao kê của các ngân hàng công ty bạn mở và cộng tổng xem số khớp chưa.

3. Thuế giá tri gia tăng được khấu trừ ( 133)

Quan trọng nhất là số trên chỉ tiêu 43 tờ khai thuế GTGT phải khớp với dư Nợ TK133. Nếu chênh lệch phải kiểm tra lại hàng tháng để kiểm tra bị lệch ở hóa đơn nào? Có thể do kê khai thiếu so với hạch toán hoặc khai muộn vào tháng khác. Khi điều chính khớp là ok.

4.Phải thu khác hàng (TK131)

Kiểm tra lại các khoản dư có TK 131 xem có đúng mã khách hàng ứng trước không?

Đã xuất được hóa đơn những khoảng ứng trước này chưa ? Nếu xuất đc hóa đơn thì nó được xác định vào doanh thu trong kỳ roài.

Làm biên bản đối chiếu công nợ với các khách hàng và đối chiếu

5.Tạm ứng ( TK141)

Kiểm tra hồ sơ các khoản tạm ứng cho nhân viên xem đã phù hợp chưa, các khoản tạm ứng đã lâu thì kêu nhân viên hoàn ứng ngay.

Làm biên bản xác nhận tạm ứng với nhân viên.

6.Chi phí trả trước ngắn và dài hạn. ( TK 142, 242)

Kiểm tra sổ chữ T của tài khoản 142 và 242 xem phát sinh Có trong kỳ có khớp với bảng phân bổ chi phí trả trước không? Kiểm tra lại cách tính phân bổ chi phí trả trước.

Phát sinh Nợ của 142 và 242 có khớp tài liệu chứng minh tăng chi phí trả trước không?

Kiểm tra việc phân bổ các chi phí này đã phù hợp chưa?

7.Hàng tồn kho ( TK 151- 157)

Đối chiếu số dư của sổ cái với bảng nhập xuất tồn.

Kiểm tra tính logic của các hóa đơn, phiếu nhập xuất hàng tốn kho nếu bạn không thể làm chuẩn mỗi lần xuất nhập mà sau này phải chế bản.

Kiểm tra 153 xem còn CCDC nào đã xuất dùng mà chưa kết chuyển sang 142,242?

Xem xét giá trị có thể thực hiện của hàng tồn kho? Có đủ điều kiện trích lập dự phòng chưa?

Định mức tiêu hao đã phù hợp?

8. Tài sản cố định ( TK 211, 214)

Đối chiếu  TK 214,211 với bảng phân bổ khấu hao xem đã phù hợp chưa. So sánh cách tính phân bổ đã phù hợp với thông tư 45 hay chưa?

Phát sinh tăng giảm TSCĐ đã có chứng từ chưa? Đã tính tăng/ giảm giá trị hao mòn khi tăng giảm tài sản cố định chưa?

9.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước ( 333)

Thuế môn bài đã kết chuyển chưa?

 Thuế GTGT nếu dư có, sẽ có trường hợp xẩy ra như sau:+ Thuế GTGT của tháng 12 phải nộp. Trường hợp này, bên có của TK 3331 bằng với chỉ tiêu 40 trên tờ khai 01/GTGT

+ Thuế GTGT của những kỳ trước tháng 12 chưa nộp. bên có của TK 3331 bằng với số thuế doanh nghiệp còn nộp thiếu

 Thuế TNDN nếu đã tạm nộp trong kỳ mà nộp thừa thì có dư nợ TK 3334

Nếu số thuế TNDN tạm nộp trong kỳ còn thiếu, thì dư có TK 3334

Kiểm tra số phát sinh có của TK 3334 trong kỳ có đúng với chỉ tiêu E trên tờ khai quyết tóan thuế TNDN, mẫu 03/TNDN

Thúê TNCN đã tính đúng tính đủ chưa, có khớp với số thuế phải nộp trên tờ khai Quyết tóan thuế TNCN không

10.Vay ngắn hạn và dài hạn ( TK 311 và 341)

Kiểm tra lại hợp đồng vay và tính lãi dự trả các khoản vay nay? Là biên bản xác nhận công nợ các khoản vay này.

Đối với các khoản vay cá nhân cần hoàn thiện hợp đồng vay và tính lãi với các khoản này vào chi phí tài chính. Nhớ chú ý đến lãi suất các khoản này không được vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

Chú ý trường hợp vốn góp của chủ sở hữu chưa góp đủ thì chi phí lãi vay tương ứng với khoản chưa góp phải được phải loại bỏ chi phí khi tính thuế

11.Lương và các khoản trích theo lương ( 334, 335 và 338x)

Kiểm tra lại bảng tính lương với sổ cái TK 334, cách tính lương đã phù hợp với hợp đồng và quy chế của công ty?

Các khoản trợ cấp cho công nhân như : Trang phục, ăn trưa có phù hợp với định mức?

Đối chiếu Thông báo bảo hiểm của cơ quan bảo hiểm với  số liệu tính toán của đơn vị.bangluong

12.Vốn chủ sở hữu (TK 411, 421)

Thay đổi về vốn góp có phù hợp, có quyết định tăng vốn góp? Đã  làm tờ khai bổ sung thuế môn bài cho năm sau chưa?

Có quyết định phân bổ lợi nhuận hay chưa? Nếu có có hợp lệ hay không?

Lỗ năm trước phân bổ có phù hợp theo quy định.

13.Doanh thu cung cấp hàng hóa dịch vụ ( TK 511)

Kiểm tra xem các khoản doanh thu đã ghi nhận đầy đủ hay chưa? Có phù hợp với tờ khai thuế GTGT đầu ra hay chưa?

Các khoản giảm trừ doanh thu đã được hạch toán đầy đủ hay chưa.

14.Giá vốn hàng bán ( TK 632)

Tài khoản này không có số dư. Bạn cần kiểm tra ở số phát sinh để thấy được những cái bất cập

Giá vốn hàng bán đã kết chuyển chưa

Trường hợp thành phẩm xuất bán đã tính gía thành và kết chuyển giá vốn chưa

Giá vốn của dịch vụ đã được tính đủ, tính đúng chưa. Những trường hợp chi phí dở dang còn chuyển kỳ sau đã đúng chưa

Những khỏan gía vốn không được trừ cần được tập hợp để loại trừ khi tính thuế TNDN như : Chứng từ không hợp lệ, không thanh tóan qua ngân hàng…

15.Chi phí quản lý

Tài khỏan này không còn số dư. Bạn kiểm tra nhanh trong số phát sinh để phát hiện sai sót

Hạch toán vào chi phí quản lý hay chi phí bán hàng

Những khỏan chi phí không được trừ cần được tập hợp để loại trừ khi tính thuế TNDN như:

+ Những chi phí vượt mức khống chế 15% của thuế TNDN

+ Những hóa đơn không thanh toán qua ngân hàng

+ Chứng từ không hợp lệ

16. Chi phí khác

Tài khoản này không còn số dư. Bạn kiểm tra nhanh trong số phát sinh để phát hiện sai sót

– Chi phí khác có phù hợp với thu nhập khác không

– Những chi phí nào hạch tóan vào TK này cần loại trước khi xác định thuế TNDN

17.  Thuế TNDN hiện hành

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Số phát sinh bên nợ của TK này sẽ bằng số thuế phải nộp trên tờ khai quyết toán thuế TNDN ( Chỉ tiêu E tờ khai 03/TNDN)

18. Xác định kết quả kinh doanh

Tài khoản này không có số dư. Nếu bạn đã làm đúng được những tài khỏan trên, thì tài khỏan 911 sẽ không còn sai sót. Nếu TK này có số dư thì cần xem lại đã có TK nào kết chuyển sai.

Nguồn: Internet

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN