Tin mới

Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài 2024 thế nào?
Doanh nghiệp Việt Nam có quyền tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc nhưng phải thực hiện thủ tục đăng ký nhu cầu...
Không đăng ký chương trình khuyến mại có bị phạt không?
Thương nhân tổ chức hoạt động khuyến mại mà không đăng ký chương trình khuyến mại thì có bị xử phạt hay không? Mức xử...
Hoạt động khuyến mại nào phải đăng ký? Thủ tục như thế nào?
Những hoạt động khuyến mại phải đăng ký bao gồm gì? Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký hoạt động khuyến mại? Hồ sơ đăng...
Thuế tiêu thụ đặc biệt có áp dụng với cây thuốc lá hay không? Kế toán Đức Minh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ...
Tài liệu kế toán là hóa đơn được lưu trữ trong thời hạn bao lâu? Kế toán Đức Minh.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc duy trì hồ sơ kế toán là một phần không thể thiếu đối với mọi tổ chức và...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Thông tin về thuế

Các khoản được miễn thuế và giảm trừ khi tính thuế TNCN

25/10/2018 10:46

Bài viết sau đây Kế toán Đức Minh xin giới thiệu cho các bạn các khoản được miễn thuế và giảm trừ khi tính thuế TNCN

Các khoản được miễn thuế và giảm trừ khi tính thuế TNCN

 

I. Các khoản được miễn thuế

Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản được miễn thuế như sau:=

- Tiền ăn giữa ca, ăn trưa không quá 680.000/ tháng (Nếu DN tự nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn cho nhân viên thì được trừ hết)

VD: Nhân viên A được phụ cấp tiền ăn là 1.000.000 đ/tháng thì được miễn: 680.000 còn (1.000.000 - 680.000 = 320.000 thì tính vào thu nhập chịu thuế TNCN).

+) Nhân viên B được phụ cấp tiền ăn là 500.000 thì được miễn toàn bộ: 500.000

- Tiền khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... : mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN, theo Luật thuế TNDN quy định cụ thể như sau:

+) Khoản chi Công tác phí và điện thoại hiện tại Luật thuế TNDN chưa quy định rõ ràng, chỉ quy định: Phải được ghi rõ điều kiện hưởng và mức hưởng trong hợp đồng lao động hoặc quy chế của DN.

Như vậy: DN xây dựng quy định bao nhiêu thì được miễn bấy nhiêu.

VD: Công ty bạn quy định là phụ cấp điện thoại cho nhân viên C là 300.000/tháng thì khoản này sẽ được miễn thuế.

+) Tiền trang phục: Theo Luật thuế TNDN quy định:

Nếu chi bằng tiền thì không quá 5.000.000/năm

Nếu chi bằng hiện vật thì sẽ được miễn thuế TNCN toàn bộ.

VD: Nhân viên A được nhận tiền trang phục là 5.500.000/năm thì chỉ được miễn: 5.000.000 còn phần (5.500.000 - 5.000.000 = 500.000 sẽ tính vào thu nhập chịu thuế). Nếu nhân viên A được nhận quần áo (không bằng tiền) sẽ được miễn toàn bộ.

- Tiền phụ cấp thuê nhà: 

+) Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.”

VD: Nhân viên A có thu nhập chịu thuế trong tháng là 12.000.000 và được Công ty trả thêm tiền thuê nhà là 3.000.000/tháng.

Như vậy: Tính vào thu nhập chịu thuế không quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (Chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước...): = 12.000.000 X 15% = 1.800.000. => Được miễn thuế = (3.000.000 - 1.800.000 = 1.200.000)

- Tiền làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ.

VD: Làm việc ban ngày được trả 10.000/h. Làm thêm giờ ban đêm được trả 15.000/h. Vậy khoản trả cao hơn (15.000 - 10.000) = 5.000 là khoản miễn thuế

- Tiền hỗ trợ đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động:

+) Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN.

+) Theo Luật thuế TNDN hiện nay quy định thì: Tổng các khoản chi phúc lợi (Bao gồm đám hiếu, hỉ, đi lại, nghỉ mát ...) Không được quá 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế.

Chi tiết có thể xem thêm: Được quy định tại Điều 3, Thông tư 111/2013/TT-BTC

 

Các khoản được miễn thuế và giảm trừ khi tính thuế TNCN 1

Ảnh 1: Các khoản được miễn thuế và giảm trừ khi tính thuế TNCN

 

II. Các khoản được miễn thuế

Các khoản được giảm trừ khi tính thuế TNCN là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế  từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh, cụ thể tại điều 9 thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

1. Giảm trừ gia cảnh

a. Giảm trừ bản thân

Mức giảm trừ bản thân được quy định cụ thể đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng , 108 triệu đồng/năm..

Về nguyên tắc tính bản thân, người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ bản thân cho bản thân tại một nơi.

Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ bản thân cho mình từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng). 

Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.

b. Giảm trừ người phụ thuộc

Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là 3.6 triệu đồng/người/tháng , người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.

Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.

Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

Các khoản được miễn thuế và giảm trừ khi tính thuế TNCN 3

Ảnh 2: Các khoản được miễn thuế và giảm trừ khi tính thuế TNCN

2. Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện

Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.

Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng (12 triệu đồng/năm) đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ. Căn cứ xác định thu nhập được trừ là bản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí) do quỹ hưu trí tự nguyện cấp.

3. Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

– Theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013. thì các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học được trừ vào thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công trước khi tính thuế của người nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:

Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa.

Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận và quy định tại các văn bản khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ.

– Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học phát sinh vào năm nào được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế đó, nếu giảm trừ không hết không được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế tiếp theo. Mức giảm trừ tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh của năm tính thuế phát sinh đóng góp từ thiện nhân đạo, khuyến học.

Hậu Châu

Xem thêm:

>>> CÁCH TÍNH THUẾ TNCN CHO ĐỐI TƯỢNG LÀM VIỆC Ở NHIỀU CÔNG TY

>>> Hạn nộp quyết toán thuế tncn và các loại báo cáo thuế 2016

>>> Quyết toán thuế TNCN với cá nhân có thu nhập từ 2 nơi trở lên

>>> Hướng dẫn cách quyết toán thuế TNCN

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN